Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ là việc cần thiết nhưng nhiều bậc phụ huynh còn e ngại khi nhắc đến. Do không có nhiều phương tiện hỗ trợ nên cha mẹ cũng không biết nên giáo dục cho con như thế nào để con hiểu đúng đắn. Cùng tham khảo một số cách giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ mà chuyên gia MEDLATEC chia sẻ sau đây.
11/12/2020 | Bệnh lây truyền qua đường tình dục - đừng ngại đi khám mà bệnh nặng hơn 13/10/2020 | Thế nào là quan hệ tình dục an toàn và 1 số điều các cặp đôi cần lưu ý 10/09/2020 | BVĐK MEDLATEC ký thỏa thuận hợp tác vì phúc lợi Đoàn viên cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam
1. Vì sao nên giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ?
Tâm lý chung của các bậc phụ huynh Việt Nam khi nhắc đến vấn đề về tình dục và giới tính còn khá e ngại, không biết nên chia sẻ như thế nào do vấn đề về văn hóa. Nhiều bậc phụ huynh hiểu cần giáo dục giới tính cho trẻ nhưng không biết giáo dục như thế nào, độ tuổi nào là phù hợp?
Cha mẹ còn e ngại khi giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ
Hiện nay, vấn đề lạm dụng tình dục ở trẻ nhỏ, cả bé trai và bé gái đều ở mức báo động, việc giáo dục giới tính sẽ giúp trẻ hiểu rõ, tự bảo vệ mình tốt hơn. Trong quá trình giáo dục, trẻ sẽ được biết về các cơ quan trên cơ thể, vai trò và sự thay đổi khi trưởng thành. Cùng với đó là các vấn đề về tình dục lành mạnh.
Nhìn chung, giới tính và tình dục là một chủ đề nhạy cảm, cha mẹ khi giáo dục cho con cần phải rõ ràng, không né tránh. Trẻ sẽ luôn có những câu hỏi tò mò, thay vì tránh né cha mẹ hãy tìm phương pháp giáo dục thích hợp để trẻ tiếp thu một cách hiệu quả.
2. Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ theo độ tuổi
Độ tuổi nào nên giáo dục giới tính cho con và giáo dục như thế nào, về chủ đề nhỏ gì là lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, cha mẹ cần được giáo dục giới tính càng sớm càng tốt với vấn đề tìm hiểu sâu và rộng dần.
Trẻ nên được giáo dục giới tính từ sớm
Dưới đây là những thông tin giáo dục theo độ tuổi được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn giáo dục cho con mình đem lại kết quả tốt.
2.1. Trẻ từ 0 - 2 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này vô cùng tò mò về tất cả các vấn đề cuộc sống xung quanh lẫn bộ phận của cơ thể mình. Cha mẹ hãy bắt đầu bằng cách gọi tên chính xác các bộ phận trên cơ thể trẻ thay vì dùng tên thay thế nhằm tránh né. Ngoài ra hãy cho trẻ biết về những bộ phận riêng tư để trẻ dần quen, giải thích tại sao không nên ở chuồng mà cần mặc quần áo trước mọi người.
2.2. Trẻ từ 3 - 5 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu tò mò về cơ thể mình cũng như sự khác biệt với trẻ khác khi đi mẫu giáo hay chơi đùa. Việc tò mò này nếu không được cha mẹ giải đáp và định hướng, trẻ có thể tự tìm hiểu bằng việc chạm hay bày trò với trẻ khác.
Việc giáo dục giới tính độ tuổi này cần cho trẻ biết, không được cho bất cứ ai chạm vào bộ phận riêng tư của mình trừ cha mẹ hoặc y bác sĩ. Nếu trẻ làm việc không đúng vì tò mò, hãy giải thích và dần chuyển sự chú ý của trẻ đến hoạt động khác.
2.3. Trẻ từ 6 - 9 tuổi
Khi nhận thức và khả năng phân tích của trẻ tốt hơn, hãy cùng trẻ tìm hiểu kỹ hơn về các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, hãy thẳng thắn và dạy con cách bảo vệ bản thân khỏi vấn đề lạm dụng tình dục và hiểu đúng đắn về vấn đề này.
Trẻ có thể tự tìm hiểu khi tò mò về giáo dục giới tính mà không được giải đáp
Ngoài ra, trẻ đã có thể tự vệ sinh vùng kín, tắm sạch sẽ và hãy dạy trẻ điều này, giúp trẻ có thể tự làm khi không có cha mẹ.
2.4. Trẻ từ 10 - 12 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này đang sắp sửa và bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, vì thế hãy trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về việc này: sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì, tại sao cần giai đoạn này, làm gì với những thay đổi cả về thể chất, cảm xúc và nội tiết,…
2.5. Trẻ từ 13 - 18 tuổi
Trẻ cần được hướng dẫn, trao đổi về kinh nguyệt và khí thải về đêm. Bên cạnh đó, các thông tin khác như mang thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục an toàn cũng cần được thông tin đến trẻ đầy đủ và tinh tế.
Việc giáo dục giới tính cho trẻ cần thực hiện từ sớm và liên tục, quan trọng là cha mẹ hãy cùng đồng hành, chia sẻ và định hướng cho trẻ.
3. Giải đáp thắc mắc thường gặp khi giáo dục giới tính cho trẻ
Với tinh thần tò mò, khi thấy điều không biết hay sự khác biệt, chắc chắn trẻ sẽ luôn đặt ra nhiều câu hỏi mong được giải đáp. Thay vì né tránh vấn đề, cha mẹ nên trả lời trung thực và cùng trẻ tìm hiểu, giải đáp vấn đề. Dưới đây là những câu hỏi trẻ thường thắc mắc và cách trả lời vừa giúp trẻ thỏa mãn thắc mắc lại kết hợp giáo dục giới tính phù hợp với độ tuổi.
Cha mẹ hãy cùng trẻ tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc về giới tính
3.1. Câu hỏi 1: Em bé được tạo ra như thế nào?
Chắc chắn không ít bậc phụ huynh trả lời với con rằng, bé được nhặt ngoài đường hay chui từ trong bụng mẹ qua lỗ rốn, nách,… Trẻ sẽ hiểu sai và dần thấy rằng đây không phải là sự thật, hãy nói với trẻ rằng tinh trùng từ bố kết hợp với trứng của mẹ, phát triển dần thành em bé. Vì thế con là con của cả hai bố mẹ.
3.2. Câu hỏi 2: Quan hệ tình dục là gì và quan hệ tình dục an toàn?
Thay vì lo lắng thì cha mẹ nên cảm thấy may mắn khi trẻ đưa ra câu hỏi này. Đây sẽ là dịp để giáo dục cho trẻ về quan hệ tình dục cũng như nguy cơ nếu quan hệ không có biện pháp an toàn. Ngoài ra, hãy nói cho trẻ cách quan hệ tình dục an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và sự nguy hiểm nếu mắc phải.
Người mẹ nên chia sẻ với con gái về chu kỳ kinh nguyệt, giải thích cho trẻ hiểu rằng đây là việc bình thường của bé gái hàng tháng khi đến tuổi dậy thì. Ngoài ra, trẻ cũng cần biết cách tự vệ sinh, chăm sóc và xử lý với những khó chịu về thể chất trong giai đoạn này.
3.4. Câu hỏi 4: Trẻ có thai khi nào?
Rất nhiều trẻ ngây ngô nghĩ rằng, nếu hôn bạn trai trẻ có thể mang thai, cũng không biết mình sẽ mang thai khi nào? Đây là thời điểm nên giải thích rõ hơn cho trẻ hiểu về quan hệ tình dục và cách để người phụ nữ mang thai.
Giáo dục giới tính giúp trẻ tự bảo vệ bản thân tốt hơn
Việc giáo dục giới tính cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp hướng trẻ theo suy nghĩ tích cực. Cha mẹ nên sớm chú ý và giáo dục cho trẻ những điều này, vừa giúp bé yêu có cơ thể khỏe mạnh vừa bảo vệ được bản thân trước nhiều nguy cơ.