Nhiều người có suy nghĩ rằng vùng kín bị thâm là do dấu hiệu của lão hóa, tuy nhiên có những người lại bị thâm vùng kín tuổi dậy thì, dẫn tới tâm trạng lo lắng, thậm chí nghi ngờ mình đang mắc phải một loại bệnh lý nào đó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải thích nguyên nhân cho hiện tượng này cũng như tìm ra phương hướng giải quyết hợp lý.
01/09/2022 | Hướng dẫn cha mẹ các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách 31/08/2022 | Tẩy lông vùng kín an toàn bằng những phương pháp đơn giản 22/08/2022 | Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sau sinh mổ
1. Các dấu hiệu thay đổi của vùng kín tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể ở nam giới và nữ giới đều có những sự thay đổi rõ rệt cả về tâm sinh lý. Xét về góc độ sinh học, dậy thì được hiểu là khi một đứa trẻ trải qua quá trình biến đổi để trở thành một người trưởng thành, hoàn thiện các chức năng của cơ thể, đặc biệt là chức năng sinh sản.
Vùng kín của nữ giới thường xuất hiện những thay đổi như sau:
-
Âm hộ hình thành lông mu, chúng mọc nhiều xung quanh giúp bảo vệ âm đạo;
-
Kích thước âm hộ sẽ phát triển lớn hơn trước đây và có màu sậm hơn;
-
Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Nhiều trường hợp còn bị viêm lỗ chân lông và có mùi hôi khó chịu phát ra từ vùng kín;
-
Dịch âm đạo bắt đầu được tiết nhiều hơn, nó có thể trong suốt hoặc màu trắng khiến môi trường ở bộ phận sinh dục luôn luôn ẩm ướt;
-
Kinh nguyệt bắt đầu ghé thăm và lặp lại theo chu kỳ;
-
Buồng trứng đi vào hoạt động và là nơi tiết ra progesterone, estrogen - những hormone sinh dục nữ;
-
Nếu quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp an toàn, bạn nữ có thể mang thai.
Khi bước vào tuổi dậy thì, cả bé trai và bé gái đều có những thay đổi về tâm sinh lý
Nhìn chung dậy thì là giai đoạn xảy ra nhiều biến đổi về tâm lý và thể chất của các bạn gái. Nếu không chăm sóc vùng kín đúng cách thì bạn nữ sẽ dễ gặp phải những bệnh phụ khoa nguy hiểm như nhiễm nấm âm đạo, viêm nhiễm vùng kín, viêm cổ tử cung,...
2. Giải thích nguyên nhân tại sao bạn nữ bị thâm vùng kín tuổi dậy thì
Thường thì vùng da ở khu vực âm hộ và xung quanh hậu môn sẽ có màu thẫm hơn những vùng da khác trên cơ thể. Do đó nếu bạn nữ nhận thấy biểu hiện thâm vùng kín tuổi dậy thì đây có lẽ không phải là triệu chứng bệnh lý bất thường, đơn giản đó là do sắc tố da tạo nên. Vì thế các bạn nữ không nên lo lắng quá nhiều về tình trạng này.
Tuy nhiên cũng không thể không lưu ý về những nguyên nhân dẫn đến thâm vùng kín tuổi dậy thì sau:
-
Có sự ma sát hoặc tổn thương ở vùng kín: đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các tế bào hắc tố ở da gia tăng mạnh mẽ, melanin sẽ được sản xuất nhiều hơn và làm thâm vùng da bị ảnh hưởng. Ma sát hoặc tổn thương có thể là do dọn dẹp “cỏ” vùng kín sai cách, mặc quần quá chật, quan hệ tình dục hay khi thực hiện các hoạt động thường nhật như đạp xe, đi bộ, tập thể dục,...;
-
Nội tiết tố thay đổi: nồng độ các hormone trong cơ thể thay đổi cũng làm biến đổi tế bào hắc tố da để kịp thời đáp ứng với sự thay đổi của nội tiết tố;
-
Mắc phải các bệnh lý phụ khoa: như viêm âm đạo, viêm âm hộ,... là những bệnh phụ khoa khiến vùng kín bị thâm.
Vệ sinh “cô bé” không đúng cách rất dễ gây thâm vùng kín
Trong trường hợp vùng kín bị thâm nhưng không có triệu chứng viêm nhiễm hay bất thường nào thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại và có thể cải thiện được bằng những phương pháp chăm sóc hàng ngày.
3. Vệ sinh vùng kín như thế nào để tránh bị thâm khu vực này?
Để tránh lâm vào tình trạng thâm vùng kín tuổi dậy thì, các bạn nữ nên chú ý những vấn đề như sau:
-
Hàng ngày hãy dùng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp để vệ sinh vùng kín;
-
Không sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, xà phòng, dầu gội hoặc các chất tẩy rửa khác để rửa vùng kín vì sẽ làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, dễ khiến vùng da ở khu vực nhạy cảm này bị xỉn màu;
-
Trong kỳ kinh nguyệt nên chăm sóc kỹ lưỡng vùng kín hơn. Thường xuyên thay băng vệ sinh hoặc tampon, nên rửa sạch âm hộ sau đó lau khô nhẹ nhàng trước khi thay băng vệ sinh mới;
-
Không tự ý cạo/tẩy/wax lông vùng kín nếu chưa chuẩn bị kỹ kiến thức về điều này. Lông mu có vai trò như một lớp đệm giúp bảo vệ vùng kín. Cạo lông không đúng cách sẽ khiến vùng da nhạy cảm bị tổn thương, lông có thể mọc ngược và gây nên tình trạng viêm lỗ chân lông;
-
Không nên ngâm vùng chậu vào chậu nước vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở hậu môn xâm nhập vào âm đạo dẫn tới viêm nhiễm;
-
Sau khi đi vệ sinh xong nên dội lại vùng kín bằng nước sạch và dùng giấy lau từ trước ra sau, tránh lau theo chiều ngược lại từ hậu môn về phí âm hộ vì sẽ khiến vi khuẩn di chuyển vào âm đạo;
-
Nếu vùng kín bị mọc mụn, có mủ, dịch tiết bất thường, ngứa ngáy khó chịu,... thì hãy đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân và được điều trị đúng cách;
-
Lựa chọn những loại quần lót làm từ chất liệu mỏng mịn, mềm mại, thoáng khí, không nên mặc loại quần bó sát, không thấm mồ hôi.
4. Hướng dẫn sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách
Các chuyên gia y tế cho rằng dậy thì là độ tuổi thích hợp để sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Dịch tiết trong môi trường âm đạo có tác dụng làm sạch và duy trì độ ẩm. Nếu lạm dụng dung dịch vệ sinh quá mức, thụt rửa sâu vào bên trong sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi tại đây. Từ đó dẫn đến các hiện tượng bất thường như ngứa ngáy, khô rát và thậm chí là nhiễm trùng âm đạo.
Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách để tránh bị thâm vùng kín tuổi dậy thì
Khi các bạn nữ lựa chọn dung dịch phụ nữ hãy ưu tiên những sản phẩm có tính chất dịu nhẹ, lành tính. Chỉ dùng tối đa 2 lần/ngày và trong kỳ kinh nguyệt có thể là 3 lần/ngày. Ngoài ra không nên dùng kết hợp nhiều loại dung dịch vệ sinh cùng lúc hoặc tự thay đổi các sản phẩm liên tục sẽ dễ làm cho âm đạo bị kích ứng.
Trên đây là những thông tin các bạn nữ nên tham khảo để hiểu thêm về tình trạng thâm vùng kín tuổi dậy thì cũng như cách chăm sóc vùng kín đúng cách để bảo vệ vùng kín khỏi những nguy cơ viêm nhiễm.