Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Bệnh xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và chủ yếu lây qua đường tình dục. Vậy làm sao phát hiện, xét nghiệm nước tiểu có phát hiện sùi mào gà không. Những câu hỏi đó sẽ được MEDLATEC giải đáp ngay trong bài viết này.
26/04/2021 | Chuyên gia giải đáp: Mụn rộp sinh dục có phải là sùi mào gà không? 06/04/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà được không? 18/01/2021 | Chi phí xét nghiệm sùi mào gà là bao nhiêu, có đắt không?
1. Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Để biết được xét nghiệm nước tiểu có phát hiện sùi mào gà không, trước hết bạn phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến căn bệnh này.
Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến
Bệnh sùi mào gà là gì
Sùi mào gà là một trong những bệnh lý lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Là hiện tượng các nốt sùi nhỏ như mụn cóc mọc ở trên bộ phận sinh dục do HPV gây ra. Tuy nhiên, có những trường hợp nốt sùi quá nhỏ không thể nhìn thấy và khó phát hiện. Ngoài mọc ở bộ phận sinh dục, các nốt sùi còn xuất hiện ở miệng, lưỡi,... nếu quan hệ tình dục bằng miệng.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sùi mào gà là do Virus Human papilloma (gọi tắt là HPV). Virus này có thể lây từ người này sang người khác qua các con đường sau:
-
Quan hệ tình dục: đây là con đường phổ biến nhất để lây lan bệnh sùi mào gà. Theo một thống kê cho thấy, có 90% trong tổng số người mắc bệnh mào gà là do quan hệ tình dục không lành mạnh. Không những vậy, bệnh này cũng rất dễ lây lan bằng cách quan hệ bằng miệng, quan hệ bằng hậu môn.
-
Mẹ sang con: nếu đang trong thời kỳ mang thai mà người mẹ không may bị sùi mào gà thì khi con sinh ra cũng có thể mắc phải. Virus có thể lây nhiễm qua đường dây rốn, qua nước ối hoặc khi bé tiếp xúc với cơ quan sinh dục của mẹ nếu mẹ sinh thường. Không những thế, khi sinh ra và bú sữa mẹ bé cũng có thể mắc sùi mào gà.
-
Sử dụng chung vật dụng cá nhân: khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người mắc ngư: bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần lót,... cũng có thể mắc bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, virus HPV còn có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp chất dịch của người bệnh với vết thương hở của người lành.
Quan hệ tình dục không lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sùi mào gà
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên lại có các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới
Trong giai đoạn đầu, bệnh sùi mào gà ở nam giới khá là khó phát hiện. Nguyên nhân là do tại bộ phận sinh dục và vùng da xung quanh như: bao quy đầu, các nếp gấp bẹn,... chỉ mới xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mật độ các nốt sùi cũng thấp. Hơn nữa, vào khoảng thời gian này, các nốt sùi cũng không gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy hay đau rát.
Một thời gian sau, các nốt sùi phát triển và không còn mọc riêng lẻ nữa, chúng liên kết với nhau thành các mảng lớn nhìn giống như mào gà. Nếu chạm vào các nốt sùi sẽ thấy mềm và hơi ẩm ướt bởi bên trong có chứa dịch. Một số trường hợp bệnh sùi mào gà tiến triển nặng, kích thước có thể to bằng nắm tay, có thể chứa máu và có mùi hôi.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới
So với nam giới thì bệnh sùi mào gà ở nữ giới khó phát hiện hơn do vùng kín của chị em phụ nữ có cấu tạo phức tạp. Các biểu hiện của sùi mào gà như: có các nốt màu hồng nhạt, có chứa chất dịch và dễ bị chảy máu. Các nốt sùi thường mọc ở âm đạo, tử cung và các vùng lân cận. Các nốt sùi cũng không gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, tuy nhiên, khi cọ xát mạnh hay quan hệ tình dục thì các nốt sùi đó dễ bị vỡ ra và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài mọc ở cơ quan sinh dục thì các nốt sùi mào gà cũng có thể mọc ở vùng da bình thường như tay, chân, miệng,... và có cùng dấu hiệu. Sùi mào gà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khiến người bệnh thiếu tự tin.
Sùi mào gà gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống,...
2. Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện sùi mào gà không? Các xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà
Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên và đang nghi ngờ mình mắc bệnh sùi mào gà hoặc thắc mắc xét nghiệm nước tiểu có phát hiện sùi mào gà không thì bạn nên tham khảo những thông tin sau đây. Chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh sùi mào gà:
-
Xét nghiệm bằng Axit Axetic: các bác sĩ sẽ dùng Axit Axetic loãng bôi trực tiếp lên nốt sùi. Sau khoảng 15 phút nếu nốt sùi chuyển sang màu trắng thì có nhiều khả năng bạn đã bị bệnh sùi mào gà.
-
Xét nghiệm bằng mẫu vật: các bác sĩ sẽ lấy từ cơ thể người bệnh các nốt sùi rồi xét nghiệm xem có bị nhiễm virus HPV không.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh sùi mào gà khi chưa có biểu hiện
-
Xét nghiệm thông qua mẫu dịch: nếu bị bệnh, các dịch ở nốt sùi thường là nơi lưu trú của mầm bệnh, vì thế các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch để xét nghiệm xem có bị nhiễm HPV không.
-
Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, bao gồm: HPV-PCR và HPV real time PCR.
Trên đây là những xét nghiệm giúp bạn biết mình có bị sùi mào gà hay không. Từ đó cũng có thể biết được câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm nước tiểu có phát hiện sùi mào gà không là không. Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, Trung tâm xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đông đảo khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, quy trình lấy mẫu chuyên nghiệp, đúng chuẩn, sẽ đảm bảo kết quả nhanh chóng và chính xác.
Nếu có thắc mắc nào, hoăc có nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, hãy nhấc máy lên và gọi vào đường dây nóng 1900565656 - các nhân viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.