Giải đáp thắc mắc suy tuyến giáp uống thuốc gì? | Medlatec

Giải đáp thắc mắc suy tuyến giáp uống thuốc gì?

Ngày 19/08/2019 ThS.BS Hoàng Thị Năng - Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Tình trạng thiếu hormone tuyến giáp có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là với phụ nữ mang thai. Vậy, suy tuyến giáp uống thuốc gì? Người bệnh suy tuyến giáp nên ăn uống ra sao? Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.


16/08/2019 | U tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?
16/08/2019 | Hiểu đúng Carinoma tuyến giáp là gì? Có nguy hiểm hay không?
16/08/2019 | Tuyến giáp đa nhân 2 thùy và những thông tin ít người biết

1. Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp của bệnh suy tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có kích thước nhỏ, hình con bướm nằm phía trước cổ. Bệnh tuyến giáp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh xảy ra có thể là do tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức (hay còn gọi là cường giáp) hay cũng có thể là do tuyến giáp hoạt động kém (gọi là suy giáp).

Suy tuyến giáp uống thuốc gì

Suy tuyến giáp là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai.

Triệu chứng và những dấu hiệu thường gặp của bệnh suy tuyến giáp

Người bị bệnh suy giáp thường gặp phải một số triệu chứng và dấu hiệu sau đây:

- Hay mệt mỏi, bủn rủn chân tay.

- Buồn ngủ, ngủ nhiều

- Rối loạn tri giác, mất tập trung, trầm cảm

- Táo bón kéo dài

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

- Nhịp tim chậm.

- Đau nhức, mỏi cơ.

- Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

- Chịu lạnh kém.

- Phù, giữ nước trong cơ thể. 

- Da, tóc khô, tóc mọc chậm

Suy tuyến giáp uống thuốc gì

Da khô là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh suy tuyến giáp.

- Tăng cân, dù bạn đang thực hiện chế độ ăn uống cân bằng.

Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp

Một số nguyên nhân gây bệnh suy giáp phải kể đến như tự miễn, sau điều trị cường giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và một số loại thuốc. Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến bệnh suy tuyến giáp, chẳng hạn như virus, vi khuẩn khiến kháng thể tấn công tuyến giáp và gây ra bệnh. Ngoài ra, các loại thuốc như interferon và amiodarone cũng là nguyên nhân gây tổn thương cho thế bào tuyến giáp và dẫn đến các vấn đề về bệnh.

Những đối tượng nào thường mắc bệnh suy giáp?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ giới thường cao hơn nam giới, trong đó, 1/8 phụ nữ sẽ bị các vấn đề về tuyến giáp trong suốt cả cuộc đời. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp bao gồm:

- Gia đình có tiền sử về bệnh tuyến giáp.

- Người trên 60 tuổi.

- Mắc bệnh tự miễn.

- Người đã phẫu thuật tuyến giáp.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng qua.

- Từng xạ trị ở cổ hoặc ngực.

- Từng có tiền căn hoặc đang điều trị bằng phóng xạ iodine hoặc thuốc kháng giáp.

2. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh suy tuyến giáp?

Để chẩn đoán bệnh tuyến giáp (bao gồm cả cường giáp và suy giáp), bác sĩ sẽ xác định nồng độ hormone tuyến giáp trong máu của bệnh nhân. 

Bên cạnh đó còn kết hợp với nhiều yếu tố như khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp hoặc sinh thiết, từ đó có thể dễ dàng đánh giá và chẩn đoán thích hợp.

3. Suy tuyến giáp uống thuốc gì?

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị có thể là: phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp kết hợp i-ốt phóng xạ, xạ trị, thuốc chống ung thư và hormone thay thế. 

Suy giáp uống thuốc gì

Nếu phát hiện thấy những triệu chứng và dấu hiệu bất thường, cần đế thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Suy tuyến giáp uống thuốc gì? Đối với người mắc bệnh suy giáp, phương pháp điều trị thường gặp là thay thế hormone, nghĩa là người bệnh phải uống hormone tuyến giáp tổng hợp suốt đời. Rất may mắn là phương pháp điều trị này rất hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. 

Thế nhưng, nếu quá liều hormone tuyến giáp trong máu, người bệnh sẽ gặp phải một số phản ứng như run rẩy, tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ. Với phụ nữ mang thai, lượng hormone tuyến giáp tăng thêm đến 50%, vì vậy phải mất khoảng 4-6 tuần để thuốc điều trị có tác dụng.

Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tuyến giáp nếu người bệnh gặp phải một trong những trường hợp sau đây:

- Bệnh nhân có nhân giáp ung thư;

- Bệnh nhân có nhân giáp không phải ung thư nhưng gây khó thở hoặc khó nuốt;

- Bệnh nhân không thể sử dụng i-ốt phóng xạ, thuốc kháng giáp hoặc cả hai phương pháp đều không có hiệu quả;

- Bệnh nhân có nhân giáp dạng lỏng thường xuyên tái phát hoặc gây ra triệu chứng.

4. Một số thực phẩm người suy tuyến giáp nên dùng

- Thực phẩm giàu i-ốt: thực phẩm giàu i-ốt thường có nhiều trong các loại hải sản (tôm, cua, hàu, mực,…) và các loại rau màu xanh đậm.

- Nước trái cây tươi: trái cây và rau củ tươi rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

Suy tuyến giáp uống thuốc gì

Nước trái cây rất tốt trong việc cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp, còn chần chờ gì mà không bổ sung ngay một cốc nước trái cây vào thực đơn mỗi ngày nào!

- Bổ sung gia vị vào thực đơn hằng ngày: hạt tiêu, gừng, ớt, quế là những gia vị giúp tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn. Vì vậy, việc thêm những gia vị này vào món ăn hằng ngày sẽ vô cùng hữu ích đối với người mắc bệnh suy tuyến giáp đấy.

- Bổ sung axit béo và protit cho cơ thể: việc bổ sung đủ lượng axit béo và protit sẽ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa protit cũng như cải thiện sự trao đổi chất, tăng lưu thông máu, giúp cải thiện tình trạng suy tuyến giáp.

Suy tuyến giáp uống thuốc gì

Bên cạnh dùng thuốc điều trị bệnh suy tuyến giáp, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống để giúp quá trình điều trị được hiệu quả.

Rất hy vọng với bài viết “Suy tuyến giáp uống thuốc gì?” mà chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ giúp quý độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh thường gặp này. Có thể nhận thấy suy giáp là căn bệnh khá nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Do đó, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào nêu trên, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất hoặc cũng có thể gửi câu hỏi đến cho MEDLATEC thông qua tổng đài tư vấn 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp