Tuyến giáp đa nhân 2 thùy và những thông tin ít người biết | Medlatec

Tuyến giáp đa nhân 2 thùy và những thông tin ít người biết

Ngày 16/08/2019 ThS. BS Nguyễn Quỳnh Xuân, Chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có dạng hình con bướm nằm ở phía trước cổ. Dù chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng nó lại là tuyến nội tiết ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi chất và nhiều quá trình khác của cơ thể. Tổn thương tuyến giáp đa nhân 2 thùy là tình trạng nhân xuất hiện ở 2 thùy của tuyến giáp. Vậy bạn đã biết gì về bệnh lý tuyến giáp đa nhân 2 thùy chưa?


15/08/2019 | Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không?
15/08/2019 | Khi nào nên mổ tuyến giáp và mổ tuyến giáp bao nhiêu tiền?
14/08/2019 | Hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng như thế nào?

1. Đặc điểm tuyến giáp và những dấu hiệu tổn thương tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi tiết ra 2 hormon T3 (Triiodothyronine ) và T4 (Thyroxine) có chức năng: 

- Làm tăng hoạt động tế bào, tăng chuyển hóa lipid và glucid làm tăng đường huyết và tạo năng lượng cho cơ thể.

- Tăng cường tuần hoàn máu, tăng nhịp tim và tăng lượng oxy trong máu đi nuôi cơ thể.

- Tác động lớn đến hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục.

- Giúp phát triển, tăng trưởng cơ thể về cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh đặc biệt là phát triển bộ não.

- Giúp ổn định lượng canxi trong máu.

Có vai trò rất lớn cho cơ thể nên sự tổn thương tuyến giáp gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu tổn thương tuyến giáp sau đây, bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện khám sức khỏe của mình.

-  Da khô, có vảy và da dày.

Da bị khô, tróc vảy là một dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp

Da bị khô, tróc vảy là một dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp

- Tóc rụng, tóc mỏng. 

- Bất thường trong hoạt động của hệ tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón,…

- Trầm cảm hoặc lo âu đột ngột, lo lắng.

- Cảm thấy đổ mồ hôi lạnh hoặc nóng bất thường.

- Tăng cân hoặc giảm cân không bình thường.

- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều, ra nhiều hoặc ít.

- Khó tập trung, dễ đau đầu, cáu gắt.

- Khó chịu ở cổ khi nuốt hoặc cổ to lên bất thường.

- Nhịp tim thay đổi.

Cổ to bất thường là dấu hiệu khẳng định bạn đang mắc bệnh lý về tuyến giáp

Cổ to bất thường là dấu hiệu khẳng định bạn đang mắc bệnh lý về tuyến giáp

Bệnh lý về tuyến giáp là bệnh tương đối phổ biến và hầu hết mọi người phát hiện khi tình trạng bệnh đã nặng. Thông thường mọi người chỉ biết suy giáp, cường giáp, vậy tuyến giáp đa nhân 2 thùy là gì?

2. Tuyến giáp đa nhân 2 thùy là gì và nguyên nhân mắc phải

Tuyến giáp đa nhân 2 thùy là tình trạng tuyến giáp bị tổn thương, cả hai thùy của tuyến giáp đều có nhân mọc lên, nó là thay đổi trong cấu trúc tuyến giáp. Nhân này có thể dẫn tới thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp hoặc không. Loại bướu cổ này được phân loại thành hai loại là bướu giáp đa nhân 2 thùy độc và bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc.

- Bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc

Là tình trạng các nhân giáp mọc lên trong 2 thùy chỉ làm thay đổi cấu trúc của tuyến giáp mà không ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormon.

- Bướu giáp đa nhân 2 thùy độc

Là tình trạng tổn thương cả về cấu trúc và chức năng tuyến giáp. Các nhân giáp lúc này sẽ sản xuất ra các hormon độc lập với tuyến giáp và gây ra tình trạng cường giáp.

Tuyến giáp đa nhân 2 thùy có thể độc hoặc không độc

Tuyến giáp đa nhân 2 thùy có thể độc hoặc không độc

Vì mức độ ảnh hưởng và phổ biến của bệnh lý này khá lớn nên rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu với mục đích tìm ra nguyên nhân gây bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp đa nhân. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đa nhân tuyến giáp không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Một số yếu tố nguy cơ của tình trạng đa nhân tuyến giáp như thiếu iod kéo dài, viêm tuyến giáp tự miễn hay nhiễm một số loại virus...

3. Chẩn đoán tuyến giáp đa nhân 2 thùy

Để xác định bạn có mắc phải tuyến giáp đa nhân 2 thùy, bạn cần thông tin đến bác sỹ tiền sử bệnh tật. Sau đó bạn sẽ được khám thực thể và tiến hành các xét nghiệm. Cụ thể:

- Tìm hiểu tiền sử bệnh tật: bạn sẽ được xem xét dựa trên lịch sử gia đình bạn đã có ai mắc bệnh  bướu cổ, đó là loại bướu nào, có mắc bệnh tuyến giáp nào nữa không? Bạn đã từng thăm khám về tuyến giáp chưa? Đã xạ trị vùng cổ, vùng đầu hay vùng ngực chưa?

- Khám thực thể: Bạn sẽ được bác sỹ khám thông qua hỏi tình trạng cân nặng, rụng tóc, mồ hôi, lo lắng, đánh trống ngực, độ run của tay,… và được bác sĩ thăm khám vùng cổ để phát hiện những bất thường như khối u, hạch cổ...

- Làm các xét nghiệm: Thông thường bạn sẽ được làm các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: xác định kích thước tuyến giáp và quan sát, lấy thông tin về các nhân giáp.

  • Thử máu: Việc thử máu sẽ xác định được lượng hormon T3, T4, TSH (thyroid stimulating hormone – hormon kích thích tuyến giáp) để xác định tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không và xác định đây là bướu độc hay không độc.

  • Sinh thiết: Để chắc chắn, bác sĩ sẽ cho bạn làm sinh thiết để kiểm tra ung thư tuyến giáp. Đây là phương pháp dùng kim nhỏ chọc vào nhân giáp để đi soi dưới kính hiển vi và tìm ra tế bào ung thư, ác tính.

4. Cách điều trị tuyến giáp đa nhân 2 thùy

Sau khi chẩn đoán được tình trạng tuyến giáp đa nhân 2 thùy, bạn nên chuẩn bị tinh thần để điều trị bệnh lý này. Tùy vào loại bướu độc hay không độc mà cách điều trị sẽ khác nhau.

Điều trị tuyến giáp đa nhân 2 thùy không độc

Vì tính chất không độc nên tùy theo kích thước nhân, vị trí nhân, số lượng nhân giáp mà bác sĩ có thể quyết định chưa cần can thiệp mà chỉ theo dõi định kỳ hoặc phải điều trị bằng phẫu thuật lấy nhân ra hay sử dụng iod phóng xạ. Tuy nhiên ngày nay, bằng kỹ thuật tiên tiến, bạn có thể yên tâm vì đã có một pháp điều trị nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe để điều trị nhân tuyến giáp là đốt sóng cao tần. Đây là một phương pháp điều trị mới, dùng dòng điện tần số cao để làm giảm kích thước nhân, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không để lại sẹo, bảo toàn được nhu mô giáp lành. 

Tuy nhiên, bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc có thể chuyển thành độc và gây ung thư tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên thăm khám định kỳ.

Điều trị tuyến giáp đa nhân 2 thùy độc:

Vì mang tính chất ác tính nên khi phát hiện bệnh, bạn sẽ được chỉ định dùng iot phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp tùy theo mức độ phát triển của bệnh.

Bệnh lý tuyến giáp là những căn bệnh ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Vì vậy, xác định sớm tuyến giáp đa nhân 2 thùy rất tốt cho những khâu thăm khám sau này. Để có được một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để sử dụng các dịch vụ thăm khám chất lượng và chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp đa nhân 2 thùy.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp