Giải đáp thắc mắc: Những nguyên nhân bạch cầu giảm | Medlatec

Giải đáp thắc mắc: Những nguyên nhân bạch cầu giảm

Tình trạng giảm bạch cầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do sự ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong xương, cũng có thể là do các tế bào bạch cầu bị tiêu diệt, phá hủy,... Cần phải xác định rõ nguyên nhân bạch cầu giảm mới có hướng điều trị hiệu quả, giúp sớm cải thiện tình trạng này.


06/04/2021 | Chuyên gia giải thích: Bạch cầu tăng cao là dấu hiệu của bệnh gì?
19/10/2020 | Bạch cầu là gì? Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
29/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm bạch cầu với cơ thể con người
03/01/2020 | Xét nghiệm bạch cầu giúp đánh giá chỉ số bạch cầu trong máu

1. Một số nguyên nhân bạch cầu giảm

Dưới đây là những nguyên nhân bạch cầu giảm phổ biến nhất:  

- Do nhiễm virus: Một số trường hợp bị nhiễm virus cấp tính, chẳng hạn như nhiễm virus cúm, sốt xuất huyết Dengue,... Những trường hợp này, bệnh nhân sẽ bị giảm bạch cầu tạm thời do virus làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các tế bào bạch cầu ở bên trong tủy xương. 

Virus có thể là nguyên nhân gây giảm bạch cầu

Virus có thể là nguyên nhân gây giảm bạch cầu

- Do một số yếu tố về tế bào máu và xương: Một số trường hợp bị thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá mức, mắc hội chứng myelodysplastic,... cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm bạch cầu.

- Do ung thư và các bệnh bạch cầu: Một số bệnh ung thư và các loại bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương đến tủy xương và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu gây giảm bạch cầu. 

- Các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh lao hay bệnh HIV/AIDS cũng có nguy cơ cao bị giảm số lượng bạch cầu.

Người bệnh HIV/AIDS có nguy cơ bị giảm bạch cầu

Người bệnh HIV/AIDS có nguy cơ bị giảm bạch cầu

- Các bệnh rối loạn tự miễn, chẳng hạn như bệnh hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), bệnh Crohn hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm giảm bạch cầu.

- Một số trường hợp bị rối loạn bẩm sinh có thể kể đến như hội chứng Kostmann, hội chứng myelokathexis.

- Thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, đồng, kẽm,...

- Bệnh nhân bị ung thư phải điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị hoặc cấy ghép tủy xương cũng làm tăng nguy cơ bị giảm bạch cầu. Vì những phương pháp này có thể làm ức chế quá trình sản sinh ra hồng cầu từ tủy xương. 

- Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng thì số lượng bạch cầu cùng sẽ bị giảm. 

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị giảm bạch cầu

2.1. Triệu chứng của giảm bạch cầu

Tình trạng giảm bạch cầu không có những triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, nếu cơ thể đang bị giảm bạch cầu, người bệnh sẽ cảm thấy yếu hơn, dễ bị nhiễm trùng và dễ bị lây nhiễm bệnh. Một số biểu hiện khi bị nhiễm trùng là: Bệnh nhân bị sốt, vã mồ hôi và có cảm giác ớn lạnh. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện này, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. 

Sốt có thể là biểu hiện của tình trạng giảm bạch cầu

Sốt có thể là biểu hiện của tình trạng giảm bạch cầu

2.2. Xét nghiệm để nhận biết chỉ số bạch cầu chính xác

Xét nghiệm máu chính là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để phát hiện tình trạng giảm số lượng bạch cầu trong máu. Cụ thể là:

- WBC: Là chỉ số cho thấy số lượng bạch cầu trong một đơn vị thể tích máu là bao nhiêu. Trong đó, giá trị trung bình của WBC là 34.300 - 10.800 tế bào/mm3. Các trường hợp bị giảm WBC có thể là do thiếu máu bất sản, bệnh nhân bị nhiễm một số loại virus, bị thiếu vitamin B12, hoặc đang dùng một số loại thuốc điều trị. 

- LYM: Đây là các tế bào có khả năng miễn dịch, trong đó bao gồm lympho T và lympho B. Giá trị trung bình của tế bào bạch cầu lympho cần đạt khoảng 0.6 đến 3.4 G/L.Những trường hợp chỉ số LYM giảm thường là do bệnh nhân bị bệnh lao, nhiễm HIV, mắc một số bệnh ung thư, bệnh nhân bị sốt rét, thương hàn,...

- NEUT: Đây là chỉ số bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính có vai trò chống nhiễm nấm và chống nhiễm khuẩn. Giá trị trung bình của bạch cầu trung tính cần đạt từ 60 đến 66%. Một số trường hợp có nguy cơ bị giảm chỉ số bạch cầu trung tính do thiếu máu, nhiễm độc kim loại nặng hoặc đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch. 

- MON: Bạch cầu môn có nhiệm vụ chống các loại vi khuẩn, virus, nấm và chữa lành những mô bị tổn thương do viêm nhiễm. Chỉ số bạch cầu MON cần đạt giá trị trung bình từ 0 - .9 G/L. Những trường hợp bị thiếu máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa corticosteroid cũng có thể bị giảm bạch cầu mono. 

- EOS - Đây là loại bạch cầu ái toan với nhiệm vụ là chống lại những ký sinh trùng và chỉ số EOS cần đạt từ 0 - 0.7 G/L. Phần lớn những trường hợp bị giảm chỉ số EOS là do sử dụng các loại thuốc có chứa corticosteroid.

- BASO - Loại bạch cầu ái kiềm này có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể có những phản ứng dị ứng. Chỉ số BASO cần đạt từ 0 - 0.2G/L. Những trường hợp bị giảm chỉ số BASO có thể là do căng thẳng, tổn thương tủy xương,...

Xét nghiệm máu giúp phát hiện chỉ số hồng cầu

Xét nghiệm máu giúp phát hiện chỉ số hồng cầu

Để kết quả xét nghiệm máu đạt độ chính xác cao, bạn cần chú ý những điều sau: 

- Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn có cần ngừng thuốc tạm thời để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu hay không. Vì không phải loại thuốc nào cũng gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. 

- Nên nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu. Trong trường hợp chỉ xét nghiệm riêng số lượng bạch cầu thì có thể không cần nhịn ăn. 

- Không sử dụng rượu bia hoặc một số chất kích thích trước khi xét nghiệm máu. 

2.3. Phương pháp điều trị tình trạng giảm bạch cầu

Với những trường hợp giảm bạch cầu nhẹ, bệnh nhân có thể không cần điều trị, mà chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể. 

Đối với những trường hợp giảm bạch cầu nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý. Một số phương pháp có thể kể đến như: 

+ Điều trị bằng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn. 

+ Điều trị giảm bạch cầu bằng thuốc ức chế miễn dịch. 

+ Nếu tình trạng giảm bạch cầu do một số loại thuốc gây ra thì cần thay đổi thuốc điều trị. 

+ Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn.

+ Áp dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc.

+ Áp dụng phương pháp kích thích tế bào tủy xương để giúp sản sinh ra nhiều bạch cầu. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế uy tín giúp bạn thực hiện các loại xét nghiệm để biết rõ tình trạng sức khỏe, nhất là tình trạng giảm bạch cầu để có hướng điều trị tích cực, phù hợp nhất. Để tìm hiểu thêm thông tin hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp