Khi mang thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn từ ngoại hình đến sinh lý trong cơ thể. Những biến đổi này có thể gây rối loạn chức năng hoạt động của một số cơ quan, trong đó có túi mật gây nên sỏi túi mật. Không phải phụ nữ nào khi mang thai cũng gặp tình trạng này nhưng không ít người đều cảm thấy lo lắng rằng bị sỏi túi mật khi mang thai có nguy hiểm không vì bệnh có thể ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.
01/11/2021 | Lý giải nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục 31/10/2021 | Lý do phụ nữ mang đa thai là gì, có thể gặp biến chứng nguy hiểm không
1. Sự hình thành của sỏi túi mật
Túi mật có hình dạng giống như một trái lê có kích thước nhỏ, nằm ở dưới gan. Chiếc túi này có nhiệm vụ chứa dịch mật thừa do gan tiết ra, hỗ trợ tiêu hóa các chất béo. Sau khi chúng ta ăn một bữa với nhiều món giàu chất béo, dịch mật sẽ được túi mật giải phóng vào trong ruột non để giúp phân giải chất béo.
Tuy nhiên không phải lúc nào quá trình này cũng được diễn ra một cách suôn sẻ. Nếu thiếu hụt muối mật, túi mật hoạt động không hiệu quả hoặc dư thừa cholesterol sẽ dẫn tới hình thành nên các viên sỏi cứng ở túi mật. Sỏi mật tích tụ sẽ cản trở túi mật tiết dịch mật, ngoài ra những viên sỏi này khi không thể thoát ra ngoài còn gây viêm túi mật khiến bệnh nhân bị đau dữ dội.
Vị trí của túi mật và hình dáng của sỏi mật
Nếu túi mật không còn hoạt động hiệu quả và gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bộ phận này.
Thực tế nam giới là đối tượng có tỷ lệ bị sỏi túi mật cao hơn so với nữ giới. Nhưng ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sỏi túi mật lại khá cao, đặc biệt là những người béo phì, lớn tuổi, tiền sử gia đình có người bị sỏi mật. Nguyên nhân là vì khi mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hormone progesterone và estrogen gây giãn các mô cơ, làm chậm lại quá trình tiết mật nên dễ hình thành sỏi mật.
2. Biểu hiện ở mẹ bầu khi bị sỏi mật
Có người mang thai bị sỏi mật nhưng lại không bộc lộ một triệu chứng rõ ràng nào. Đây được gọi là bệnh “sỏi mật thầm lặng” và thường sẽ không quá ảnh hưởng tới chức năng của túi mật. Tuy nhiên nếu sỏi mật di chuyển hoặc có biến chứng xảy ra thì sẽ khiến cho các mẹ bị đau túi mật.
Một số triệu chứng sau đây mẹ bầu có thể gặp khi có sỏi trong túi mật, nhất là sau khi ăn một bữa giàu chất béo khoảng 1 - 3 giờ:
-
Đau vùng thượng vị hoặc ¼ phía trên bên phải bụng, đau ở khu vực có túi mật. Cơn đau có biểu hiện đau nhói hoặc âm ỉ, hoặc là đau dữ dội. Thời gian đau giảm dần sau 1 giờ nhưng cũng có khi kéo dài đến vài giờ;
-
Trường hợp cơn đau không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn, kéo dài, đau lan ra sau lưng hoặc lan lên vai kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn ói có thể để lại biến chứng. Lúc này, người bệnh cần được tiếp cận các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý.
Bị sỏi túi mật khi mang thai có nguy hiểm không là nỗi lo của nhiều mẹ bầu vì những biến chứng do tình trạng này đem lại
Nếu mẹ bầu xuất hiện những tình trạng sau và chúng không biến mất trong vòng 1 - 2 giờ thì cần khẩn trương tới bệnh viện:
-
Đau bụng kéo dài: Cơn đau dữ dội, đau chổng mông. Người bệnh có thể đau âm ỉ và trội thành cơn hay đau liên tục.
-
Vàng da;
-
Nước tiểu đậm màu;
-
Buồn nôn, thậm chí nôn mửa;
-
Ớn lạnh, sốt nhẹ;
-
Phân sáng màu.
Bị sỏi túi mật khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có vì bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
-
Đau quặn túi mật;
-
Viêm túi mật;
-
Viêm ống mật chủ;
-
Viêm tụy cấp.
Không những thế, sỏi mật kèm biến chứng nếu trên còn ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ.
3. Thai phụ bị sỏi túi mật cần điều trị ra sao?
Đối với những mẹ bầu bị sỏi mật nhưng không khó chịu hoặc cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, bác sĩ có thể sẽ áp dụng điều trị nội khoa bằng việc cho mẹ bầu dùng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng, hoặc cũng có thể là không cần điều trị. Trong trường hợp này, sỏi mật thường không gây hại tới thai nhi, đồng thời sự phát triển của em bé cũng không làm gia tăng kích thước của sỏi mật.
Tuy vậy, nếu sỏi mật làm cản trở chức năng tiết dịch của túi mật hoặc khiến cho thai phụ bị đau đớn kéo dài, sụt cân, gây biến chứng thì rất có khả năng phải dùng tới biện pháp phẫu thuật. Mặc dù việc thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh lý trong giai đoạn mang thai không phải là một lựa chọn lý tưởng nhưng khi cần thiết thì vẫn tiến hành được một cách an toàn.
Phương pháp phổ biến để lấy sỏi mật đó là nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Một ống nội soi mềm sẽ được bác sĩ luồn từ miến tới tá tràng, đi vào ống mật chủ của bệnh nhân. Sỏi sẽ được lấy ra bằng ống này.
Một phương án khác đó là mổ mở hoặc mổ nội soi để cắt túi mật, thường tiến hành khi thai kỳ bước vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
4. Phòng tránh nguy cơ gặp biến chứng do bị sỏi túi mật khi mang thai
Hiện tượng bị sỏi túi mật khi mang thai không phải là tình trạng phổ biến, thường là liên quan tới sự thay đổi trong hormone thai kỳ ở những người phụ nữ có gen đặc biệt. Do mang tính chất về gen nên nếu đã từng bị sỏi mật ở thai kỳ trước thì đến 90% khả năng người phụ nữ đó sẽ bị tái phát ở thai kỳ tiếp theo.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các biến chứng do sỏi túi mật gây nên, thai phụ nên áp dụng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, nhiều chất xơ, ít chất béo để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh và tránh mắc phải những bệnh lý khác trong thai kỳ.
5. Có nên mang thai nếu đang bị sỏi mật không?
Những chị em phụ nữ đang bị sỏi mật nhưng lại có kế hoạch mang thai thì cần tham khảo kỹ lưỡng tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản và khoa gan mật. Trên lý thuyết thì tốt hơn hết chị em nên điều trị ổn định và triệt để các bệnh lý nội khoa trước khi mang bầu. Bởi vì khi mang thai kèm theo một số bệnh lý đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc và lựa chọn phương án phẫu thuật cấp cứu thì gây rất nhiều khó khăn vì có khả năng cao sẽ tác động ảnh hưởng tới thai nhi.
Chị em nên tham vấn lời khuyên từ bác sĩ khi có dự định mang thai nhưng lại đang bị sỏi mật
Trên đây là lời giải đáp cho băn khoăn: Bị sỏi túi mật khi mang thai có nguy hiểm không? Để được tư vấn kỹ lưỡng và thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa ở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về tình trạng trên, quý bạn đọc hãy đặt lịch ngay hôm nay qua tổng đài 1900565656 của MEDLATEC.