Đại dịch Covid-19 đã thể hiện rõ tính chất nguy hiểm với số ca mắc và tử vong lớn. Thực trạng này khiến nhiều người lo lắng liệu Covid-19 có lây qua đường máu không? Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những thông tin liên quan nhằm giúp độc giả giải đáp thắc mắc trên.
06/10/2021 | Sau tiêm vắc xin Covid bao lâu thì an toàn, những tác dụng phụ sau tiêm là gì? 04/10/2021 | Xét nghiệm Covid RT-PCR bao lâu có kết quả, thực hiện ở đâu nhanh chóng? 02/10/2021 | Xét nghiệm Covid tự nguyện ở đâu và các phương pháp thực hiện
Covid-19 có lây qua đường máu không là băn khoăn của nhiều người
1. Đôi nét về dịch bệnh Covid-19
SARS-CoV-2 là một chủng virus gây nên bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính, với các triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho, sốt,… có thể nguy cơ gây tử vong cao cho bệnh nhân.
Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều biến thể virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn, xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điển hình như biến thể Delta, Delta Plus, Lambda,… Vì vậy, việc trang bị những kiến thức phòng bệnh sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại virus này, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
Dịch bệnh đang gia tăng nhanh với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày, từ đó dấy lên nghi vấn liệu Covid-19 có lây qua đường máu không?
2. Cơ chế xâm nhập vào cơ thể của virus SARS-CoV-2
Loại virus này có thể lơ lửng trong không khí và có khả năng xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể lành thông qua việc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời, chúng vẫn có khả năng tiếp tục lây lan sau khi gây bệnh trong cơ thể vật chủ chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.
Phổi là cơ quan bị vi khuẩn trực tiếp tấn công, ngăn cản các hoạt động và chức năng hô hấp được diễn ra bình thường. Với trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu do nhiều yếu tố khác nhau (trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền,…), thì các cơ quan khác trong cơ thể cũng rất dễ bị tấn công, có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
SARS-CoV-2 đặc biệt nguy hiểm đối với cơ thể có sức đề kháng kém, có bệnh lý nền
3. Covid-19 có lây qua đường máu không và những phương thức lây nhiễm
Tiếp xúc trực tiếp
Đây là phương thức lây bệnh cơ bản và phổ biến nhất của bệnh với tất cả các biến thể. Virus có thể thoát ra ngoài cơ thể người nhiễm bất cứ lúc nào do tác động từ việc hắt hơi, ho, nói chuyện,… của người bệnh. Nếu vô tình hít phải các giọt bắn đó sẽ có nguy cơ cao bị truyền nhiễm.
Sự lây lan có điều kiện thuận lợi hơn ở các môi trường kín, diện tích nhỏ, sử dụng điều hòa không khí, nhiệt độ thấp như văn phòng, rạp phim, lớp học, nhà hàng, quán cà phê,… hoặc thậm chí ngay trong chính gia đình nếu không may có một người nhiễm bệnh. Vì vậy, việc tuân thủ các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội theo hướng dẫn của Bộ Y tế là vô cùng cấp thiết.
Tiếp xúc gián tiếp
Ngoài ra, virus cũng có thể sống bám trên một số vật dụng hằng ngày thông thường. Theo nghiên cứu thực nghiệm bởi các nhà khoa học Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và từ những trường Đại học khác đã cho thấy, SARS-CoV-2 có thể tồn tại từ vài giờ đến vài ngày trên bề mặt môi trường bên ngoài, cụ thể:
-
Môi trường không khí: tối đa 3 giờ.
-
Môi trường bề mặt với chất liệu đồng: tối đa 4 giờ.
-
Môi trường bề mặt bìa giấy cứng: tối đa 1 ngày.
-
Môi trường thép không gỉ: tối đa khoảng 2 - 3 ngày.
Vì vậy, ngoài nguy cơ hít phải virus trong không khí, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh vì chạm tay vào mắt, mũi, miệng sau khi tiếp xúc qua vật trung gian như tay nắm cửa, bàn, ghế, điện thoại,… mà chưa rửa tay hoặc rửa tay không kỹ. Cho nên, việc rửa tay thường xuyên mỗi ngày luôn cần được chú trọng và không được lơ là.
Vậy Covid-19 có lây qua đường máu không ?
Người nhiễm virus SARS-CoV-2 ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp thì vẫn có thể tác động đến các cơ quan khác, bao gồm hệ thần kinh (gây giảm hoặc mất khứu giác, vị giác), hệ tuần hoàn (gây suy tim hay tắc mạch máu, đột quỵ,…).
Mặc dù vậy, vẫn chưa có công bố nào cho thấy khả năng lây lan của virus thông qua các tác nhân nào khác ngoài các tác nhân kể trên. Để đảm bảo cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, bạn nên theo dõi từ các nguồn uy tín như WHO, Bộ Y tế,… tránh tiếp xúc với các thông tin nhiễu loạn, chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Vẫn chưa có công bố cụ thể cho rằng Covid-19 có lây qua đường máu không
4. Những phương pháp phòng tránh hiệu quả
Áp dụng nghiêm túc các phương pháp phòng tránh sự lây nhiễm là sự cần thiết nhất trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Cụ thể như sau:
-
Tuân thủ hướng dẫn 5K, 5T của Bộ Y tế và các chỉ dẫn cụ thể khác ở mỗi địa phương.
-
Chú ý rửa tay thường xuyên sau khi chạm vào các vật dụng có nguy cơ nhiễm virus (tay nắm cửa, lan can cầu thang, nút bấm thang máy,…) với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng.
-
Hạn chế tối đa việc đi đến những khu vực đông người như siêu thị, chợ, trung tâm thương mại,… Trong tình huống bắt buộc phải ra ngoài nhà, luôn phải chú ý đảm bảo khoảng cách và rửa tay thường xuyên, thay bỏ khẩu trang sau khi sử dụng.
-
Thường xuyên vệ sinh khu vực nhà ở, các đồ dùng sinh hoạt thường ngày để tránh nguy cơ tiếp xúc gián tiếp với virus.
-
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường với cơ thể hoặc những người xung quanh, hãy gọi đến đường dây hỗ trợ 24/24 tại địa phương để được kịp thời xử trí và điều trị.
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu và khẳng định về vấn đề liệu Covid-19 có lây qua đường máu không. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu được trang bị đầy đủ kiến thức, cập nhật thông tin thường xuyên từ các nguồn chính thống, đồng thời thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng tránh, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho chính mình và những người thân yêu. Liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900.56.56.56 để biết thêm các thông tin chi tiết.