Viêm gan B là một trong những bệnh nguy hiểm nhất tấn công lá gan, do virus HBV gây ra. Viêm gan B có lây nhiễm không? Câu trả lời là có. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên người lớn bị nhiễm bệnh có thể loại trừ virus dễ dàng hơn trẻ em. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc viêm gan B có lây nhiễm không.
20/08/2019 | Những điều bạn cần biết về vắc xin viêm gan B 16/08/2019 | Căn bệnh nguy hiểm viêm gan B lây qua những con đường nào? 06/08/2019 | Xét nghiệm HBV-DNA, giá trị trong theo dõi điều trị viêm gan B virus
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan. Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe toàn cầu, đối với một số người bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, có nghĩa là bệnh kéo dài hơn 6 tháng tăng nguy cơ dẫn đến suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Virus HBV lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, cũng như các chế phẩm của máu, dịch tiết và từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang trẻ mới sinh trong thai kỳ hoặc mới sinh ra.
Ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Nhưng hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh có thể loại trừ virus dễ dàng. Tuy nhiên một số người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm bệnh không thể loại trừ virus này và sẽ bị nhiễm bệnh mãn tính sống chung với viêm gan B suốt đời.
Hiện nay đã có một loại vắc xin an toàn để phòng chống viêm gan B, kết hợp với những phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả có thể kiểm soát virus ở thể mãn tính.
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan
2. Viêm gan B có triệu chứng và dấu hiệu như thế nào?
Người mắc bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như:
-
Sốt, mệt mỏi, đau nhức khớp.
-
Chán ăn.
-
Hay có hiện tượng buồn nôn, ói mửa.
-
Nước tiểu vàng, sẫm.
-
Đau bụng.
-
Phân có màu xanh xám hoặc sẫm màu.
-
Rối loạn tiêu hóa.
-
Vàng mắt, vàng da.
-
Xuất huyết dưới da.
-
Đau hạ sườn phải.
-
Bụng chướng.
Bệnh nhân viêm gan B thường có triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan, cổ trướng và suy gan.
3. Viêm gan B có lây không?
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh nếu bạn không biết cách phòng tránh. Vậy viêm gan B lây lan qua những con đường nào?
Lây từ mẹ sang con:
Con đường lây truyền này thường xảy ra ở những tháng đầu sau sinh và không lây nhiễm qua nhau thai. Cách thức lây nhiễm này tương đối phổ biến và nguy hiểm. Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ có nồng độ HBV càng cao và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con càng cao và ngược lại.
Lây qua đường máu:
Do lượng HBV có trong máu cao, nếu da hoặc niêm mạc bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm viêm gan B thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Ngoài ra, HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, nước tiểu, phân, dịch mật nhưng với nồng độ rất thấp. Vì vậy khi da, niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các dịch này cũng có thể bị lây nhiễm HBV.
Lây qua đường tình dục:
Quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B bạn cũng sẽ có khả năng bị nhiễm HBV. Vì virus có trong dịch tiết của người nhiễm có thể thâm nhập vào thân thể qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào máu. Lây truyền qua đường tình dục hay gặp ở những người đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ tình dục không an toàn với người đồng giới, nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm.
Ngoài ra căn bệnh còn có thể lây lan khi bạn tái sử dụng ống kim, ống tiêm hoặc nhiễm máu nhiễm bệnh.
Viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con
4. Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Hiện nay chưa có nhiều biện pháp phòng bệnh viêm gan B. Tiêm vắc-xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa chính và hiệu quả nhất trong phòng ngừa viêm gan B. WHO khuyến cáo nên tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Các mũi tiếp theo nên tiêm vào tháng 2, 3 và 4. Vắc-xin viêm gan B có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ trẻ nhỏ rất tốt. Vắc- xin có hiệu quả bảo vệ cao, kéo dài ít nhất 20 năm và có thể là suốt đời nếu nồng độ kháng thể kháng virus được tạo ra sau chích ngừa lớn > 1000 IU/L.
Tất cả những người chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan B nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt. Đặc biệt ưu tiên tiêm chủng cho những đối tượng dưới đây:
-
Người thường xuyên phải truyền máu, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người được ghép tạng.
-
Những người sống trong nhà tù.
-
Người sử dụng ma túy.
-
Người đã tiếp xúc trong gia đình có người nhiễm HBV mạn tính hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HBV.
-
Những người được cung cấp vắc-xin trước khi đi đến các khu vực có tỉ lệ lưu hành HBV cao.
Chúng ta có thể phòng ngừa viêm gan B bằng cách tiêm vắc-xin, nên đi khám định kỳ để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường
Như vậy, viêm gan B là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng. Căn bệnh thường lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con. Để bảo vệ sức khỏe cho mình, bác sĩ khuyến cáo bạn nên đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện ra những triệu chứng bất thường đồng thời có phương pháp điều trị hợp lý. Một trong những bệnh viện chất lượng bạn có thể đến là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, sẽ là nơi để bạn đặt trọn niềm tin.