Giải đáp băn khoăn khi nào cần nội soi ổ bụng | Medlatec

Giải đáp băn khoăn khi nào cần nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là một phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý, có tính chính xác và mang lại hiệu quả tương đối cao. Vậy khi nào cần nội soi ổ bụng, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này.


21/03/2020 | Cẩm nang thông tin cần biết về nội soi ổ bụng
01/02/2020 | Nội soi ổ bụng như thế nào, mang ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh

1. Nội soi ổ bụng - một số vấn đề cơ bản

1.1. Thế nào là nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là thủ thuật được dùng để quan sát bên trong ổ bụng và khung chậu nhằm đánh giá bất thường hoặc tiến hành tiểu phẫu tạng khi cần thiết. Theo đó, thủ thuật sẽ được thực hiện bằng cách dùng dây soi là ống nhỏ mềm có gắn ánh sáng và camera ở đầu ống để đưa vào trong ổ bụng qua một lỗ cắt nhỏ.

1.2. Nội soi ổ bụng được diễn ra như thế nào 

Các bước nội soi ổ bụng bao gồm cả chẩn đoán và phẫu thuật là:

Mô phỏng thủ thuật nội soi ổ bụng 

Mô phỏng thủ thuật nội soi ổ bụng 

- Bước 1: gây tê tĩnh mạch cho người bệnh.

- Bước 2: bác sĩ đặt ống có nối với máy thở vào trong khí quản của người bệnh.

- Bước 3: bác sĩ rạch một vết nhỏ trên thành bụng để đưa ống nội soi vào bên trong ổ bụng đồng thời bơm một lượng khí nhỏ vào đây để giúp cho việc quan sát các cơ quan bên trong trở nên dễ dàng. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ cắt thêm một vết sạch khác ở phần bụng dưới để đưa dụng cụ cắt hoặc sinh thiết.

- Bước 4: bác sĩ tiến hành nội soi quan sát để chẩn đoán hoặc phẫu thuật.

- Bước 5: thủ thuật kết thúc, vết rạch sẽ được bác sĩ khâu lại, bệnh nhân sẽ từ từ tỉnh lại và được tháo máy thở.

2. Khi nào cần nội soi ổ bụng

2.1. Thời điểm nên nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là phương pháp được sử dụng để thăm dò và điều trị hiệu quả bệnh lý ổ bụng. Khi nào cần nội soi ổ bụng, đó là thời điểm mà:

- Ổ bụng và khung chậu đang có vấn đề bất thường: Việc nội soi ổ bụng thời điểm này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây nên những bất thường ấy. 

- Nghi ngờ về sự tồn tại của bệnh ung thư: Thông qua nội soi ổ bụng có thể lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán.

- Điều trị khối ung thư nhỏ: Đối với một số khối u nhỏ như ung thư thận, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng,... có thể nội soi ổ bụng để điều trị cắt bỏ.

2.2. Đối tượng cần nội soi ổ bụng 

2.2.1. Nội soi ổ bụng chẩn đoán

Nội soi ổ bụng chẩn đoán được thực hiện với mục đích quan sát cơ quan ở vùng bụng và chậu. Phương pháp này được thực hiện khi các xét nghiệm khác không đưa đến kết quả đủ làm cơ sở chẩn đoán bệnh hoặc dùng để lấy mẫu sinh thiết.

Các trường hợp được chỉ định nội soi ổ bụng chẩn đoán để kiểm tra: túi mật, ruột thừa, tụy, gan, ruột già, ruột non, dạ dày, lá lách, cơ quan vùng chậu,... Thông qua việc quan sát các khu vực này bằng ống nội soi bác sĩ có thể khảo sát được nguồn gốc và tìm ra nguyên nhân: khối u ở bụng, đau bụng, có dịch trong ổ bụng, bệnh lý về gan, mức độ tiến triển của bệnh ung thư,...

Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị sỏi mật

Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị sỏi mật

2.2.2. Phẫu thuật nội soi ổ bụng

Bên cạnh tác dụng chẩn đoán, nội soi ổ bụng còn được dùng như một thủ thuật phẫu thuật. Vậy khi nào cần nội soi ổ bụng phẫu thuật? Đó là các trường hợp:

- Lấy sỏi mật.

- Cắt bỏ túi mật, lá lách, ruột thừa.

- Sinh thiết các cơ quan bên trong ổ bụng.

- Điều trị mang thai ngoài tử cung.

- Bị vô sinh do đa nang buồng trứng, vòi trứng.

- Loại bỏ nang buồng trứng, điều trị lạc nội mạc tử cung hoặc khối u buồng trứng,...

Sở dĩ hiện nay phẫu thuật nội soi ổ bụng được áp dụng khá phổ biến là bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như: ít gây đau đớn cho người bệnh, nguy cơ tiềm ẩn ít, thời gian nằm viện ngắn, sẹo nhỏ.

3. Một số vấn đề cần lưu ý

3.1. Chuẩn bị trước khi nội soi ổ bụng

Nếu bạn cần phải thực hiện nội soi ổ bụng, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể về các việc mà bạn cần chuẩn bị để giúp cho quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng và chính xác. Tùy vào mục đích nội soi mà bác sĩ cũng sẽ chỉ định dụng cụ đặc biệt cần dùng để bạn được biết.

3.2. Vấn đề có thể xảy ra sau nội soi ổ bụng

Sau khi nội soi ổ bụng bạn sẽ cảm thấy sưng và đau ở vùng da bị rạch hoặc đỉnh vai vì quá trình nội soi làm kích thích thần kinh hoành. Tuy nhiên, cảm giác đau này sẽ nhanh qua nên bạn không cần căng thẳng và lo lắng. 

Nếu có bất thường ở bụng, người bệnh nên gặp bác sĩ để biết chính xác khi nào cần nội soi ổ bụng

Nếu có bất thường ở bụng, người bệnh nên gặp bác sĩ để biết chính xác khi nào cần nội soi ổ bụng

Hầu hết các trường hợp đã được trả lời khi nào cần nội soi ổ bụng và đã tiến hành nội soi ổ bụng đều không để lại biến chứng gì đáng kể. Một số ít trường hợp có thể gặp các biến chứng như:

- Tổn thương cấu trúc bên trong ổ bụng.

- Tỷ lệ nhỏ tai biến do gây mê.

- Bị nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Tùy từng loại phẫu thuật nội soi mà biến chứng ở từng bệnh nhân có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng là rất thấp. 

Sau nội soi ổ bụng bạn cũng có thể sẽ gặp hiện tượng choáng váng, đau đầu. Đây chỉ là tác dụng phụ của thuốc gây mê nên nó sẽ biến mất hoàn toàn sau một vài ngày. Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ có sự khác nhau. Thường thì sau nội soi khoảng 5 ngày là bệnh nhân đã có thể trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trong quá trình theo dõi sau nội soi tại nhà, người bệnh cần chú ý quan sát để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường như lạnh run, sốt trên 38 độ C,... và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí, tránh gặp nguy hiểm. 

Muốn biết chính xác khi nào cần nội soi ổ bụng trong trường hợp cụ thể của mình, bạn đọc có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tới tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ lắng nghe chia sẻ về những gì đang xảy ra với bạn để gửi tới bạn những lời khuyên chính xác, hiệu quả.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp