Giải đáp: Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu? | Medlatec

Giải đáp: Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?

Bệnh tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose dẫn đến tăng lượng đường trong máu, được phát hiện trong khi mang thai. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những rủi ro nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng này và chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn.


27/10/2022 | Tìm hiểu về chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
27/10/2022 | Lên danh sách các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
23/09/2022 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có được không?

1. Tiểu đường thai kì xuất hiện do những nguyên nhân nào?

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra trong thời kỳ mang thai ở một phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường trước đó, thường được phát hiện khi làm xét nghiệm dung nạp glucose từ tuần thứ 24-28 thai kỳ. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh tự hết sau khi sinh con 6 tuần, nhưng có những trường hợp người mẹ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau sinh.

Tiểu đường thai kỳ cón thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường loại 2 trong những năm sau đó

Tiểu đường thai kỳ cón thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường loại 2 sau sinh

Nguyên nhân

Nhau thai tạo ra các hormone hữu ích cho quá trình mang thai, nhưng cũng có một số hormon lại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất  insulin của tuyến tụy (hormon có tác dụng chuyển hóa glucose, làm giảm lượng đường trong máu). Do vậy cơ thể không sản xuất đủ insulin dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

Triệu chứng

Đa số phụ nữ mang thai có tiểu đường thai kỳ thường không có các triệu chứng rõ ràng của bệnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng sau: mệt mỏi, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tăng cân quá nhanh. Đây cũng là những triệu chứng thường gặp lúc mang thai, nên khó để nhận biết với bệnh tiểu đường thai kì.

2. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kì

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai bao gồm:

  • Mẹ bầu trong độ tuổi từ 35 tuổi trở lên.

  • Mẹ có chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng hoặc lớn hơn 30 trước khi mang thai hoặc tăng cân vượt quá khuyến nghị trong hai tháng đầu của thai kỳ.

Những mẹ bầu có một trong những yếu tố nguy cơ cao nói trên cần được tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt

Những mẹ bầu có một trong những yếu tố nguy cơ cao nói trên cần được tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt

  • Có một thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2.

  • Mẹ mang đa thai.

  • Mẹ đã từng sinh một em bé nặng hơn 4 kg.

  • Mẹ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

  • Mẹ có tiền sử trước khi mang thai đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường.

  • Dùng thuốc cortisone một cách thường xuyên.

  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Cần lưu ý rằng một phụ nữ trẻ, không bị béo phì và có lối sống lành mạnh vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, do sự rối loạn dung nạp Glucose bởi một số yếu tố nhất định và đôi khi không thể tránh khỏi. Vì vậy, cần tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ ở tất cả phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nêu ở trên, cần được sàng lọc sớm tiểu đường thai kỳ tử những quý đầu tiên của thai để kịp thời phát hiện bệnh, có hướng điều trị hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn.

3. Phương pháp xét nghiệm sàng lọc bệnh và chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Phương pháp được khuyến nghị là nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Việc xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng. Trước khi tiến hành, mẹ bầu nên nhịn ăn trong khoảng 8 giờ, không quá 12 giờ. Sau đó, mẹ bầu sẽ được lấy máu vào 3 thời điểm khác nhau gồm:

  • Lần 1: Lấy máu ngay khi đói;

  • Lần 2: Mẹ bầu sẽ được uống nước có pha glucose trong vòng 3-5 phút. Sau đó 1 tiếng sẽ được chỉ định lấy máu lần 2;

  • Lần 3: 2 giờ sau khi uống nước pha đường glucose.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/ML) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). 

Lưu ý insulin hoàn toàn an toàn trong thai kỳ

Lưu ý insulin hoàn toàn an toàn trong thai kỳ

Chỉ số đường thai kì an toàn nếu các giá trị sau nhỏ hơn hoặc bằng:

  • 5,1 mmol/L khi bụng đói

  • 10,0 mmol/L 1 giờ sau khi uống chất lỏng có đường

  • 8,5 mmol/L 2 giờ sau khi uống chất lỏng có đường.

Trên đây là những giá trị giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh, nếu mẹ bầu không nằm trong chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn nêu trên, cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Về hướng điều trị, một chế độ ăn uống lành mạnh có sự phân bố hợp lý của carbohydrate trong mỗi bữa ăn, cũng như lối sống lành mạnh (kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất) là đủ để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu giá trị đường huyết vẫn quá cao, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin. 

4. Những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và bé khi mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến một số các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và bé trong quá trình sinh nở cũng như nguy cơ mắc bệnh sau này.

Sự ảnh hưởng đối với mẹ

  • Nước ối dư thừa, tăng nguy cơ sinh non, sinh mổ.

  • Tăng huyết áp khi mang thai hoặc tiền sản giật (huyết áp cao và sưng phù).

  • Bị tiểu đường sau khi sinh con hoặc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lâu dài (20 đến 50% nguy cơ trong vòng 5 đến 10 năm sau khi mang thai).

Sự ảnh hưởng đối với em bé

Glucose dư thừa ở mẹ sẽ truyền sang thai nhi. Lượng calo dư thừa này được dự trữ trong các cơ quan của trẻ, dẫn đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi quá mức. Gây chứng Macrosomia (trọng lượng sơ sinh lớn hơn 4 kg) khiến sinh nở khó khăn. Các biến chứng khác cho đứa trẻ có thể xảy ra: suy hô hấp, vàng da, thiếu canxi, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này.

Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ đúng cách có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng

Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ đúng cách có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng

Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ đúng cách có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng, cho cả mẹ và con. Vì vậy các mẹ nên xét nghiệm tầm soát bệnh và đến bệnh viện ngay nếu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường thai kì.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường thai kỳ và trả lời câu hỏi “Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?”. Nếu các mẹ nằm trong những đối tượng có nguy cao hoặc nghi ngờ mình có nguy cơ mắc bệnh, hãy đến trực tiếp các chi nhánh Phòng khám, Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định xét nghiệm và đưa ra lời khuyên về tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn cách thức đặt lịch, lấy mẫu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tận nơi tại MEDLATEC. Dịch vụ này mang lại nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, công sức, trong khi chi phí được áp dụng như bảng giá xét nghiệm tại Bệnh viện, khách hàng chỉ phải trả thêm 10.000 VNĐ cho chi phí đi lại lấy mẫu, trả kết quả.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp