Suy tim sống được bao lâu và cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh | Medlatec

Suy tim sống được bao lâu và cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh

Suy tim là một trong những bệnh lý về tim mạch nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt mà còn gây ra những tác động nặng nề đến sức khoẻ. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng này có thể chuyển biến xấu và không thể chữa trị. Lúc này, suy tim sống được bao lâu là điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm hàng đầu.


19/07/2022 | Cẩm nang sức khỏe: Khám suy tim là khám những gì?
01/07/2022 | Suy tim ở trẻ em - bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện và điều trị sớm
16/02/2022 | Thuốc điều trị suy tim và các vấn đề cần chú ý khi sử dụng

1. Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng tim có những thay đổi về mặt cấu trúc và chức năng, không còn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu bơm máy, oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Đây là một bệnh lý khá phổ biến và rất nguy hiểm, có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi.

Suy tim là một bệnh lý mạn tính, theo thời gian bệnh sẽ tiến triển nặng dần và đến nay chưa tìm ra biện pháp chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh thì có thể giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời tác động đến vấn đề suy tim sống được bao lâu.

Đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp để điều trị dứt điểm tình trạng suy tim 

Đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp để điều trị dứt điểm tình trạng suy tim 

2. Suy tim sống được bao lâu?

Rất khó để có thể xác định được chính xác bệnh suy tim sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ của bệnh nhân suy tim được quyết định bởi nhiều yếu tố, tùy theo từng yếu tố mà tuổi thọ của người bệnh là khác nhau.

Tiên lượng sống theo giai đoạn

Bệnh suy tim có 4 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn, thì thời gian sống của bệnh nhân là khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn A: Đây là giai đoạn đầu của bệnh suy tim. Nguyên nhân người bệnh bị suy tim khả năng cao là do di truyền, người thân trong gia đình mắc các vấn đề như động mạch vành, huyết áp cao, tiểu đường. Ở giai đoạn này, tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là 97%.

Giai đoạn B: Là bệnh tim cấu trúc và không có các triệu chứng cụ thể để nhận biết bệnh. Ở giai đoạn này, tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là 95.7%.

Giai đoạn C: Người bệnh được xác định đã bị suy tim và xuất hiện các triệu chứng là khó thở, thở dốc, không thể thực hiện các bài tập thể dục thể thao. chân bị sưng,... Lúc này khả năng người bệnh có thể sống sau 5 năm là 74.6%.

Giai đoạn D: Bệnh tình đã tiến triển nặng. Khả năng người bệnh sống sau 5 năm chỉ còn 20%.

Tiên lượng sống theo độ tuổi

 Suy tim là nguyên nhân hàng đầu khiến người lớn tuổi phải nhập viện. Đồng thời, độ tuổi càng lớn thì các biến chứng của bệnh cũng càng nhiều. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, những người dưới 65 tuổi có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 78%, còn số này là 49% ở những người trên 75 tuổi.

Bệnh nhân suy tim tuổi càng cao thì có tuổi thọ càng ngắn 

Bệnh nhân suy tim tuổi càng cao thì có tuổi thọ càng ngắn 

Tiên lượng sống theo giới tính

Nếu mắc suy tim cùng 1 giai đoạn, bệnh nhân cũng một độ tuổi thì nữ giới có xu hướng sống lâu hơn nam giới. Tuy nhiên, tuổi thọ của bệnh nhân nữ cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành,... Những tình trạng này thường xuất hiện sau mãn kinh.

Tiên lượng sống theo sức bền

Sức bền cũng là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ của bệnh nhân suy tim. Đồng thời, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Được biết, công suất của 2 bộ phận là tim và phổ là yếu tố chính quyết định đến sức bền của người bệnh. 

Nếu những bệnh nhân bị giảm sức bền trong quá trình sống chung với suy tim thì khả năng sống sau 3 năm là 57%. Nếu bệnh nhân có khả năng gắng sức bình thường thì sẽ có tỉ lệ tương ứng là 93%.

Tiên lượng sống theo phân suất tống máu

Tỷ lệ máy được bơm ra bởi tâm thất trái mỗi lần co bóp được gọi là phân suất tống máu. Thông thường, tỷ lệ này sẽ rơi vào khoảng 50 - 70%. Nếu nằm trong khoảng 41 - 49% thì có thể tim đã xuất hiện tổn thương hoặc gặp một vấn đề nào đó. Nếu phân suất tống máu dưới 40% có nghĩa là bạn đang bị suy tim hoặc bệnh cơ tim. 

Tiên lượng sống theo bệnh lý kèm theo

Nếu bệnh nhân suy tim còn mắc thêm 1 hay nhiều bệnh lý khác thì tuổi thọ có thể bị giảm đi. Chẳng hạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tình làm tăng 16% nguy cơ tử vong ở người bị suy tim. Ngoài ra, chế độ ăn uống không đảm bảo, cao huyết áp, tiểu đường type 2, thừa cân béo phì cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ bệnh nhân. 

Cao huyết áp, tiểu đường đều có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân suy tim 

Cao huyết áp, tiểu đường đều có thể làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân suy tim 

3. Cách kéo dài tuổi thọ khi bị suy tim

Y học hiện đại ngày nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm bệnh suy tim. Do đó, việc kéo dài tuổi thọ ở những bệnh nhân này được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số cách có thể thực hiện điều này ở bệnh nhân suy tim.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Bệnh nhân suy tim nên thiết lập thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ưu tiên lựa chọn những bài tập vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe,... Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn bài tập aerobic với cường độ vừa phải, mỗi ngày tập luyện 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 lần.

Người bị suy tim nên lựa chọn những bài tập thể dục vừa sức với bản thân 

Người bị suy tim nên lựa chọn những bài tập thể dục vừa sức với bản thân 

Chế độ ăn uống hợp lý

Thay đổi chế độ ăn khoa học, hợp lý cũng góp phần làm chậm quá trình phát triển bệnh. Trong đó, giảm muối, uống ít nước lại để hạn chế tích tụ nước trong cơ thể.

Lối sống lành mạnh

Để hạn chế sự tiến triển của bệnh suy tim, trước hết bạn cần phần có một lối sống lành mạnh, khoa học: không uống bia, rượu, bỏ hút thuốc, tinh thần thoải mái, không căng thẳng, kiểm soát ổn định huyết áp, ngủ đúng giờ đủ giấc, duy trì cân nặng ở mức ổn định,...

Người bị suy tim sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, sức bền, bệnh lý kèm theo, giai đoạn bệnh,... Tuy nhiên, việc xác định tuổi thọ của bệnh nhân suy tim dựa vào những yếu tố này chỉ mang tính tương đối. Do vậy, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng nhiều cách như tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và có lối sống lành mạnh,...

Để được tư vấn sức khỏe và đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý vị vui lòng gọi qua số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp