Ung thư lưỡi là căn bệnh khá xa lạ, thậm chí nhiều người còn không biết đến loại ung thư này. Nhìn chung, bạn không nên chủ quan trước bất cứ dạng bệnh ung thư nào, đặc biệt đối với khối u ác tính phát triển tại các vị trí hiếm gặp. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động tìm hiểu dấu hiệu của bệnh ung thư ở lưỡi để có kế hoạch điều trị thích hợp.
09/11/2022 | Lưỡi bản đồ là bệnh gì? Cách xử trí như thế nào? 03/11/2022 | Viêm lưỡi là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? 26/08/2022 | Nấm lưỡi ở trẻ và những điều bố mẹ nên biết! 04/07/2022 | Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh viêm lưỡi ở người lớn
1. Giới thiệu chung bệnh ung thư lưỡi
Chúng ta thường chủ quan, bỏ qua việc theo dõi các vấn đề sức khỏe xảy ra với miệng, lưỡi. Đó chính là nguyên nhân vì sao bạn không thể kịp thời phát hiện cũng như chữa trị bệnh ung thư lưỡi. Đây là một trong những căn bệnh nghiêm trọng và làm gia tăng nguy cơ tử vong đối với người bệnh.
Thời gian gần đây, nhiều người mắc bệnh ung thư lưỡi
Do căn bệnh này không phổ biến nên chúng ta khó phát hiện ở những giai đoạn đầu, tới khi tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, bệnh nhân mới nắm được tình hình sức khỏe. Ở những giai đoạn cuối, việc điều trị thường không đem lại hiệu quả cao.
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư lưỡi càng ngày càng tăng, đây là vấn đề đáng báo động. Trong đó, đa phần bệnh nhân là nam giới ngoài 50 tuổi, bởi vì họ là đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá. Các chất kích thích kể trên thường gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, trong đó bao gồm cả sức khỏe miệng - lưỡi.
Bên cạnh đó, virus HPV cũng được cho là một nguyên nhân chính gây ung thư ở lưỡi. Loại virus này thường gây u nhú ở người, chúng có thể khiến các khối u ác tính phát triển tại nhiều vị trí trên cơ thể. Ngày nay, vắc xin ngăn ngừa virus HPV đã được nghiên cứu và công bố, bạn nên chủ động tham khảo và tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!
Bệnh ung thư lưỡi cũng có tính di truyền, nếu thành viên trong gia đình bạn từng mắc bệnh, hãy thận trọng và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhé! Ngoài ra, thói quen ăn uống kém lành mạnh, ăn quá nhiều thịt, thực phẩm ăn sẵn và ăn ít rau củ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở lưỡi.
Hút thuốc lá có thể khiến bạn mắc bệnh ung thư lưỡi
Nếu có những thói quen kể trên, bạn nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, duy trì chế độ khoa học và lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
2. Bệnh ung thư lưỡi có những dấu hiệu nào?
Như đã phân tích ở trên, bệnh nhân thường phát hiện bệnh ung thư lưỡi vào giai đoạn cuối, khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân là do họ không nắm được triệu chứng bệnh, bỏ qua các dấu hiệu ở những giai đoạn đầu tiên.
Vậy người mắc bệnh ung thư ở lưỡi thường đối mặt với triệu chứng như thế nào?
2.1. Giai đoạn đầu
Với bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng, vì vậy bệnh nhân khó có thể phát hiện điểm bất thường. Nếu cảm thấy khó chịu ở lưỡi hoặc giống như dị vật đang cắm vào lưỡi, bạn nên chủ động theo dõi. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo rằng tế bào ung thư đang phát triển. Bệnh nhân cũng có thể thấy hạch xuất hiện ở nhiều vị trí, ví dụ như khu vực dưới cằm hoặc hàm.
Một số đặc điểm khác bạn nên để ý, đó là lưỡi xuất hiện vết loét, đổi màu bất thường… Những dấu hiệu này như đang ngầm cảnh báo lưỡi của bạn gặp vấn đề và cần được theo dõi, điều trị khẩn cấp.
Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu khá khó phát hiện
2.2. Giai đoạn toàn phát
Bước sang giai đoạn toàn phát, triệu chứng bệnh ung thư lưỡi dần rõ ràng hơn. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi nhai, nuốt,… Đặc biệt, khi ăn những món cay hoặc nóng, cảm giác khó chịu càng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh sụt cân khó kiểm soát và không rõ lý do.
Đặc biệt, các bạn không nên chủ quan khi phát hiện tình trạng chảy máu ở miệng, hơi thở có mùi, hiện tượng này xảy ra khi lưỡi đang bị tổn thương hoặc hoại tử. Ở giai đoạn này, vết loét ở lưỡi dần trở nên nghiêm trọng hơn và có xu hướng lan rộng hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và khả năng di chuyển của lưỡi. Nhìn chung, nếu kịp thời phát hiện và điều trị ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt tình hình sức khỏe.
2.3. Giai đoạn tiến triển
Kể từ giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi càng trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh phải đối mặt với tình trạng loét ở lưỡi, đau và cực kỳ khó chịu. Chỉ với một chút tổn thương nhẹ, bạn cũng thấy chảy máu ở miệng, kèm theo đó là mùi hôi khiến chúng ta rất ngại giao tiếp.
Bạn nên lưu ý những đặc điểm bất thường ở lưỡi
Tốt nhất, khi phát hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần đi kiểm tra và kịp thời, nếu đợi tới khi hạch di căn thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, tính mạng của người bệnh đang bị đe dọa trầm trọng.
3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị ung thư lưỡi
Giống như các dạng ung thư khác, bác sĩ cần xác định tình trạng của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Thông thường, người mắc bệnh ung thư lưỡi sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật, tiến hành hóa trị hoặc xạ trị kết hợp.
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định đối với bệnh nhân giai đoạn cuối, khi lưỡi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, cắt bỏ phần bị tổn thương là vô cùng cần thiết để cải thiện tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Song song với đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành xạ trị, hóa trị tùy vào tình trạng sức khỏe, vị trí của khối u ác tính. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị ung thư lưỡi, bệnh nhân có thể đối mặt với một vài tác dụng phụ. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để chủ động chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian chữa trị nhé.
MEDLATEC có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm và luôn được khách hàng đánh giá cao
Đặc biệt, các bạn nên đi khám và tầm soát ung thư sớm tại bệnh viện uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện đã có lịch sử hoạt động gần 30 năm và có nhiều năm kinh nghiệm tầm soát ung thư nhanh, chính xác. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám và tầm soát ung thư tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.
Hy vọng rằng những thông tin kể trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh ung thư lưỡi, nắm được các triệu chứng thường gặp. Từ đó, giúp bạn chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ từ đó phát hiện và điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.