Điểm danh 11 dấu hiệu có kinh trước 1 tuần bạn gái nào cũng nên biết | Medlatec

Điểm danh 11 dấu hiệu có kinh trước 1 tuần bạn gái nào cũng nên biết

Đối với phái nữ, việc nàng “dâu” ghé thăm hàng tháng luôn là nỗi niềm ám ảnh khôn nguôi. Vì thế nếu biết được dấu hiệu có kinh trước 1 tuần, các bạn gái sẽ có được tâm thể chủ động hơn để dễ dàng đi qua thời kỳ “đen tối”. Nội dung được chia sẻ dưới đây sẽ chỉ điểm để bạn gái biết được những dấu hiệu ấy.


11/08/2022 | Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Cần lưu ý điều gì?
03/08/2022 | Hỏi đáp: Phụ nữ sinh xong bao lâu có kinh lại?
23/07/2022 | Lý giải hiện tượng “đến tháng” nhưng không có kinh nguyệt của nữ giới

1. Những dấu hiệu có kinh trước một tuần là gì?

1.1. Bụng dưới bị chướng và đau

Trước khi có kinh 1 tuần nhiều người sẽ cảm thấy vùng bụng dưới chướng và căng tức như kiểu đầy hơi, có khi kèm theo cảm giác đau nhẹ và đau âm ỉ lan ra trên đùi và phía sau lưng. 

Có cảm giác đau, chướng bụng dưới là dấu hiệu có kinh trước 1 tuần nhiều bạn gái trải qua

Có cảm giác đau, chướng bụng dưới là dấu hiệu có kinh trước 1 tuần nhiều bạn gái trải qua

Sự xuất hiện của tình trạng này là do tử cung phải co bóp để chuẩn bị cho quá trình đào thải niêm mạc tử cung bong ra sau đó. Những cơn co này sẽ ngày càng tăng lên vào thời điểm trước khi kinh nguyệt xuất hiện 1 - 2 ngày kèm theo hiện tượng bụng chướng rất khó chịu.

1.2. Mọc mụn trứng cá

Đây là một trong những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần rất phổ biến. Mụn trứng cá hay mọc ở xương hàm và phía dưới cằm, đôi khi xuất hiện ở vị trí khác nhưng hiếm. Mụn trứng cá trước kỳ kinh là kết quả của việc rụng trứng nhưng không được thụ thai làm suy giảm nồng độ estrogen và progesterone, tăng androgen.

Sự gia tăng của nồng độ androgen làm kích thích sản xuất bã nhờn và tạo điều kiện để mụn trứng cá xuất hiện. Tuy nhiên, loại mụn này chỉ có trước kỳ kinh khoảng 1 tuần sau đó sẽ hết dần dần.

1.3. Đau và căng tức ngực

Từ thời điểm rụng trứng, số đông nữ giới sẽ cảm thấy ngực rất căng tức, nếu chạm vào sẽ bị đau. Tình trạng này thường tăng lên trước khi kinh nguyệt xuất hiện khoảng 1 tuần. 

Sở dĩ trước kỳ kinh nhiều người bị đau và căng tức ngực là vì sự gia tăng của nồng độ progesterone vào giữa chu kỳ kinh làm kích thích tuyến vú cương to hơn. Cảm giác đau ở mỗi người sẽ khác nhau nhưng nó sẽ kết thúc sau khi có kinh và chấm dứt ngày đèn đỏ.

1.4. Âm đạo tiết dịch 

Âm đạo tiết dịch trắng nhiều hơn cũng là dấu hiệu có kinh trước 1 tuần. Khoảng 1 - 2 ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện thì âm đạo hơi khô và một số người còn thấy âm đạo tiết dịch màu trắng không mùi.

Hiện tượng này là kết quả từ việc tăng co bóp và tiết dịch của tử cung. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo có màu sắc bất thường, có mùi hay có dạng như bã đậu,... thì nó lại là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa cần phải thăm khám ngay.

1.5. Lưng dưới bị đau

Không ít người bị đau lưng dưới trước khi kỳ kinh đến 1 tuần. Cảm giác đau sẽ càng tăng lên khi ngày kinh gần đến. Hiện tượng này xuất hiện do tử cung phải co bóp để chuẩn bị cho việc đẩy niêm mạc tử cung ra bên ngoài làm tác động đến vùng lưng và bụng dưới. 

dấu hiệu có kinh trước 1 tuần

Do tử cung phải tăng co bóp chuẩn bị cho kỳ kinh xuất hiện nên nhiều người bị đau lưng dưới trước ngày “đèn đỏ”

Trước khi kinh nguyệt xuất hiện 1 - 2 ngày nhiều người sẽ bị đau bại lưng rồi sau đó mức độ đau giảm dần và kết thúc khi kỳ kinh chấm dứt.

1.6. Có vấn đề ở hệ tiêu hóa

Nhiều người trước khi có kinh 1 tuần sẽ cảm thấy buồn nôn, khó tiêu, căng tức bụng, tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ. Những dấu hiệu có kinh trước 1 tuần này cũng sẽ chấm dứt khi hết ngày đèn đỏ vì nó là kết quả của các cơn co thắt tử cung ảnh hưởng đến cơn co thắt ở ruột.

1.7. Bị mệt mỏi

Mệt mỏi chính là kết quả của hàng loạt triệu chứng tiền kinh nguyệt vừa nhắc đến ở trên. Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi còn là do sự giảm xuống của nồng độ hormone làm cho tâm trạng thay đổi và cơ thể cảm thấy khó chịu, uể oải.

1.8. Bị nhức đầu

Trước khi đến ngày đèn đỏ nhiều người cũng sẽ bị nhức đầu vì đây là phản ứng đau do sự tăng nồng độ hormone estrogen và progesteron tạo ra. Estrogen có thể khiến cho serotonin và số lượng thụ thể serotonin trong não  tăng lên từ đó sinh ra chứng đau nhức đầu.

1.9. Ngủ khó, mất ngủ

Những dấu hiệu đau chướng bụng, đau lưng rất dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ của phái nữ. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt tryptophan trước ngày đèn đỏ khoảng 1 tuần cũng dễ làm cho giấc ngủ kém chất lượng nhưng tình trạng này sẽ kết thúc vào thời điểm kinh nguyệt xuất hiện.

1.10. Giảm ham muốn tình dục

Thường thì vào tuần thứ 2 của chu kỳ kinh, ham muốn tình dục của nữ giới sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nhu cầu tình dục giảm dần lại là dấu hiệu có kinh trước 1 tuần và thậm chí chạm đáy vào khoảng 1 - 2 ngày trước khi nàng “dâu” đến. Sự giảm sút của hormone nội tiết tố, âm đạo khô hạn,... vào trước kỳ kinh làm cho phái nữ không còn hứng thú với đời sống chăn gối nữa.

Trước ngày hành kinh tâm trạng phụ nữ rất thất thường và dễ cáu gắt

Trước ngày hành kinh tâm trạng phụ nữ rất thất thường và dễ cáu gắt

1.11. Dễ cáu gắt

Đại đa số nữ giới đều gặp dấu hiệu có kinh trước 1 tuần này, nhất là vào thời điểm trước khi có kinh 1- 2 ngày và tiếp tục duy trì trong lúc có kinh nhưng sẽ biến mất khi kinh hết. Sở dĩ phụ nữ tâm trạng thất thường trong những ngày ấy là do sự thay đổi một cách thất thường của hormone progesterone và estrogen. Ngoài ra, các dấu hiệu ở trên cũng là tác nhân ảnh hưởng đến tâm lý khiến chị em dễ cáu gắt.

2. Tránh nhầm lẫn dấu hiệu có kinh với dấu hiệu mang thai

Nhiều bạn gái bị nhầm lẫn dấu hiệu có kinh trước 1 tuần với dấu hiệu mang thai nên thường nảy sinh tâm lý hoang mang. Để tránh sự nhầm lẫn này, bạn hãy nhớ về sự khác biệt giữa hai trạng thái như sau:

- Với cảm giác đau tức vùng ngực: 

+ Đau ngực do mang thai: chủ yếu xuất hiện khi thụ thai đã thành công được 1 - 2 tuần và kéo dài khá lâu.

+ Đau ngực do chuẩn bị hành kinh: chỉ diễn ra trước khi kỳ kinh xuất hiện rồi đến khi nàng “dâu” ghé thăm nó sẽ giảm dần và biến mất.

- Với cảm giác buồn nôn:

+ Buồn nôn do mang thai: là dấu hiệu ốm nghén rất phổ biến khi đã mang thai được 1 tháng.

+ Buồn nôn do chuẩn bị hành kinh: rất hiếm gặp.

- Với dấu hiệu tâm trạng thất thường:

+ Tâm trạng thay đổi thất thường do mang thai: cảm xúc thay đổi liên tục và kéo dài đến khi sinh.

+ Tâm trạng thay đổi do chuẩn bị hành kinh: sẽ biến mất khi kinh nguyệt xuất hiện.

- Với trạng thái mệt mỏi:

+ Mệt mỏi do mang thai: thường gặp ở 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng cũng có khi kéo dài hết thai kỳ.

+ Mệt mỏi do trước ngày hành kinh: sẽ biến mất khi những ngày đèn đỏ chấm dứt.

Về cơ bản, các dấu hiệu có kinh trước 1 tuần thường lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nên chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể nhận diện được. Khi ấy, bạn sẽ có được tâm thế chủ động, sẵn sàng để vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách tích cực nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp