Khám phụ khoa là một danh mục khám bệnh vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nữ giới. Vậy nên đi khám phụ khoa vào lúc nào? Những nội dung khám nào sẽ có trong danh mục khám bệnh này? Nên đi khám phụ khoa ở đâu tốt nhất?
1. Khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa bao gồm những nội dung nào?
Thuật ngữ “Khám phụ khoa” có lẽ đã rất quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng khám phụ khoa là gì thì không phải ai cũng hiểu hết được.
Không phải ai cũng hiểu rõ về việc khám phụ khoa
1.1. Vậy khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là một danh mục khám bệnh dành riêng cho nữ giới. Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, làm xét nghiệm tổng thể, chi tiết cho các bộ phận sinh dục. Sau đó, dựa trên kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng. Nếu cơ thể bạn có vấn đề thì sẽ được tiến hành tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp.
1.2. Khám phụ khoa bao gồm những nội dung nào?
Hầu hết khi đi khám phụ khoa, mọi người thường không biết rõ mình sẽ phải khám những gì. Chính vì vậy, bạn thường không có sự chuẩn bị tốt nhất. Vậy nên hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về danh mục khám này nhé.
Khi khám phụ khoa, bạn sẽ được trải qua hai nội dung khám chính. Đó là “khám” và “siêu âm”.
1.2.1. Những mục cần khám
-
Khám tổng quát để có chẩn đoán về tình hình, từ đó tạo cơ sở đưa ra phác đồ điều trị.
-
Khám bộ phận sinh dục: thực hiện khám đầy đủ bộ phận từ trên xuống dưới để phát hiện những bất thường (nếu có).
-
Khám vùng bụng.
-
Khám trực tràng: để kiểm tra khu vực giữa vùng âm đạo và hậu môn.
Khám phụ khoa bao gồm những nội dung nào?
1.2.2. Những xét nghiệm, siêu âm cần thực hiện
-
Siêu âm âm đạo: để xem xét tình hình của tử cung, buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác.
-
Siêu âm tuyến vú: Hoạt động siêu âm này sẽ giúp bạn được phát hiện sớm về ung thư vú cũng như là các khối u hạch (nếu có).
-
Xét nghiệm Pap smear: Đây là xét nghiệm phụ khoa dành cho người từ 21 đến 65 tuổi. Mục đích chính là để phát hiện những vấn đề xuất hiện ở tử cung. Đặc biệt xét nghiệm này sẽ cho phép bác sĩ đưa ra những chẩn đoán sớm về ung thư cổ tử cung ở người bệnh.
-
Xét nghiệm dịch âm đạo: Xét nghiệm này giúp kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục.
-
Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm kiểm tra virus HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
-
Xét nghiệm CA - 125: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra nồng độ protein trong máu. Qua đó, bạn sẽ được chẩn đoán xem có ung thư đang phát triển ở buồng trứng hay không.
-
Xét nghiệm nội tiết tố: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra lượng hormone quan trọng trong cơ thể: progesterone, estradiol,... Qua đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để kết luận về vấn đề sinh sản và kinh nguyệt của bạn.
2. Quy trình khám phụ khoa
Hiện nay, quy trình khám phụ khoa đã đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đi khám phụ khoa bạn sẽ không hề có cảm giác đau đớn như suy nghĩ trước đây. Do đó, hãy đừng lo lắng và nên thực hiện khám định kỳ danh mục này nhé. Điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn đấy.
Quy trình khám phụ khoa diễn ra qua từng bước khác nhau
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu đôi chút về quy trình tiến hành khám phụ khoa. Qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về quá trình này và sẽ chuẩn bị được tâm lý khám bệnh tốt nhất.
Bước 1: Khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài
Bước đầu tiên được thực hiện khi bạn đi khám phụ khoa chính là khám lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài. Ở bước này, bác sĩ chủ yếu dùng mắt và tay để khám và chẩn đoán tình hình. Chính vì vậy bạn sẽ không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu.
Thông qua bước khám này, bác sĩ sẽ có những phán đoán nhất định. Từ đó, đây được lấy làm cơ sở để bác sĩ chỉ định bạn làm các siêu âm và xét nghiệm cần thiết.
Bước 2: Khám bộ phận sinh dục trong bằng dụng cụ chuyên dụng
Sau khi đã khám sơ bộ bằng tay và mắt, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng dụng cụ để khám bộ phận sinh dục trong. Dụng cụ được sử dụng ở đây chính là kẹp mỏ vịt. Dụng cụ này trước khi được đưa vào âm đạo đều sẽ được vô trùng và bôi trơn. Như vậy cơ thể bạn sẽ hoàn toàn không bị tác động mạnh và gây ra những tổn thương đáng tiếc.
Khi đưa kẹp mỏ vịt vào, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào tử cung. Những mẫu này sẽ được dùng làm “tư liệu” để soi tươi và làm xét nghiệm cần thiết.
Bước 3: Siêu âm
Hoạt động siêu âm sẽ được sử dụng để “thăm dò” những bộ phận sinh dục ở sâu bên trong. Đó chính là buồng trứng, vòi trứng và tử cung. Khi bác sĩ tiến hành siêu âm, cơ thể bạn sẽ có cảm giác khó chịu một chút do có dụng cụ tiến sâu vào cơ thể. Tuy nhiên cảm giác này sẽ biến mất nhanh khi quá trình này kết thúc.
Siêu âm là một bước khám phụ khoa khá phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng, tay nghề của bác sĩ. Chính vì vậy, khi đi khám, bạn cần tìm đến cơ sở y tế thực sự có uy tín nhé.
Bước 4: Khám phụ khoa bằng tay
Bước cuối cùng trong quy trình khám phụ khoa chính là bác sĩ sẽ tiến hành khám bằng tay. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng hai ngón tay đã đeo găng tay vào bôi gel đưa vào âm đạo. Mục đích của việc này là để kiểm tra chân thực nhất tử cung của bạn. Nếu trường hợp hình dạng tử cung có bất thường, xuất hiện những u, hạch nhỏ thì đều được phát hiện nhanh chóng.
3. Những lưu ý cần biết khi đi khám phụ khoa
Khi khám phụ khoa bạn cần ghi nhớ lưu ý 3 vấn đề được đề cập dưới đây.
Khi đi khám phụ khoa, bạn cần lưu ý một số vấn đề
Lưu ý đầu tiên: Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám
Để việc khám phụ khoa diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần:
-
Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi đi khám (không lo ngại, không sợ hãi, không né tránh).
-
Không quan hệ tình dục trước khi đi khám ít nhất 1 ngày.
-
Chỉ nên đi khám vào thời điểm đã kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 3 đến 5 ngày. Không nên đi khám trong ngày hành kinh. Vì lúc này trong bộ phận sinh dục có nhiều máu, niêm mạc bong tróc. Điều này sẽ khiến việc thăm khám bất tiện, khó khăn. Đó là còn chưa kể kết quả sẽ không chính xác và cơ thể bạn dễ gặp những thương tổn.
Lưu ý thứ 2: Lựa chọn thời điểm đi khám thích hợp nhất
Thời điểm phù hợp để đi khám phụ khoa được tính từ khi bạn 13 - 15 tuổi. Thời điểm này là thời điểm vàng để bạn tiến hành khám phụ khoa lần đầu tiên. Tất nhiên, sau đó, hoạt động thăm khám này cần được diễn ra định kỳ. Như vậy sức khỏe của bạn sẽ được kiểm soát tốt nhất.
Nếu đã bỏ lỡ thời điểm vàng trên và cũng không có điều kiện đi khám định kỳ thì bạn nên đi khám:
-
Vào thời điểm trước khi kết hôn.
-
Trước khi có ý định mang thai bạn cũng nên tiến hành khám phụ khoa.
-
Trong trường hợp cơ thể gặp những biểu hiện bất thường hãy khám phụ khoa ngay nhé.
Nên lựa chọn thời điểm đi khám để đảm bảo kết quả chính xác hơn
Lưu ý thứ 3: Địa chỉ khám phụ khoa
Bạn hãy lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa thật uy tín. Có như vậy tâm lý khám bệnh của bạn mới có thể thoải mái và an tâm khi sử dụng dịch vụ. Thêm vào đó, địa chỉ uy tín luôn có những bác sĩ chuyên nghiệp và trách nghiệm nhất. Đó là chưa kể chi phí khám bệnh của họ cũng minh bạch và có nhiều ưu đãi hơn.
Bạn có nhu cầu đi khám phụ khoa? Hãy để Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đồng hành cùng bạn. Chúng tôi có hơn 24 năm kinh nghiệm trong ngành. Cùng với đó chúng tôi còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Đặc biệt bệnh viện luôn áp dụng chính sách bảo lãnh viện phí với nhiều đơn vị bảo hiểm để giảm thiểu chi phí khám bệnh. Vì vậy hãy nhanh tay liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp các vấn đề thăm khám nhé.