Để táo bón không còn là nỗi ám ảnh của trẻ nhỏ, cha mẹ nhớ bỏ túi thông tin này | Medlatec

Để táo bón không còn là nỗi ám ảnh của trẻ nhỏ cha mẹ nhớ bỏ túi thông tin này

Ngày 17/02/2021 Ban biên tập Tham vấn y khoa : ThS.BS Dương Thị Thuỷ

Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ em, không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Để táo bón không còn là nỗi ám ảnh với trẻ nhỏ, cha mẹ nhớ bỏ túi thông tin này.


15/01/2021 | Nguyên nhân và giải pháp ngừa bệnh táo bón ở người lớn
02/12/2020 | Bệnh táo bón là gì - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
30/09/2020 | 5 vấn đề không nên bỏ qua khi mắc bệnh táo bón
20/09/2020 | Bỏ túi bí quyết điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Cảnh giác những biểu hiện táo bón ở trẻ

Là người làm cha, mẹ, gia đình anh N., và chị K., rất lo lắng khi bé M - con trai anh chị mới chỉ 4 tháng tuổi đã bị táo bón

4 ngày trước khi đi khám, bé M có biểu hiện đi ngoài rặn khó khăn và đau, mỗi lần rặn ra phân chỉ như bằng đầu ngón tay. Khi đó gia đình quan sát thấy phân đến cửa hậu môn khá to, cứng và không ra ngoài được mặc dù cửa hậu môn bé đã mở hơn 1cm. Vì vậy, vợ chồng anh N., đã cho bé đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra.

Trẻ quấy khóc nhiều vì táo bón

Trẻ quấy khóc nhiều hơn vì táo bón.

Tại đây, bé M được ThS.BS Dương Thị Thủy - Chuyên khoa Nhi của bệnh viện thăm khám trực tiếp. Sau 7 ngày thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng phân của bé M đã được cải thiện rõ rệt, bé đi ngoài phân bình thường.

Chia sẻ về bệnh táo bón, BS Thủy cho biết, táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ em và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gia tăng ở 3 nhóm tuổi chính: Tuổi bú mẹ, giai đoạn trẻ tập đi vệ sinh và tuổi học đường với các biểu hiện như:

- Bé đi đại tiện không thường xuyên (dưới 3 lần mỗi tuần);

- Đại tiện khó khăn, phân cứng, to gây khó chịu, căng thẳng (rặn đau, ngồi lâu, đôi khi chảy máu hậu môn,…);

- Thời gian kéo dài từ 2 tuần trở lên.

Táo bón không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu diễn biến lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khiến trẻ biếng ăn, hay quấy khóc đau bụng hoặc nôn trớ, nứt kẽ hậu môn, trĩ, hấp thu dinh dưỡng kém, suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm trí tuệ… Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng này.  

Trẻ bị táo bón do những nguyên nhân nào?

Theo bác sĩ Thủy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ và được chia thành:

- Các yếu tố cơ năng (chiếm 90-95%) như: Hành vi nín giữ phân (trẻ nhịn, sợ bẩn…),  tổn thương quanh hậu môn. Đặc biệt, chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ đang trong thời gian cho con bú hoặc chế độ ăn của trẻ chưa khoa học (uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều tinh bột, nhiều đạm), ít vận động,… là nguyên nhân thường gặp nhất gây táo bón.

chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ đang trong thời gian cho con bú

Chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ đang trong thời gian cho con bú có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

- Ngoài ra, còn có yếu tố thực thể (5-10%) bao gồm: Bệnh lý suy giáp, rối loạn điện giải, bệnh lý thần kinh (tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng não tủy, bại não bẩm sinh), bệnh lý đại tràng (phình to đại tràng, hẹp đại tràng, trực tràng hậu môn, dài giãn đại tràng, vô hạch)…

Cách phòng tránh táo bón ở trẻ 

Để phòng tránh táo bón cho trẻ, BS Thủy khuyến cáo, cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống sinh hoạt, tập thói quen đi đại tiện hàng ngày. Đặc biệt trong những ngày Tết, khi ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt… khiến trẻ dễ bị táo bón, vì vậy cần cho trẻ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung men tiêu hóa cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Với trẻ nhỏ, cần tăng cường cho ăn sữa mẹ, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, tập vận động đạp xe ngày hai lần sau cữ bú 20-30 phút. 

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ cần quan sát phân của trẻ nếu phân nhỏ, vẫn mềm, gia đình chưa cần quá lo lắng. Trường hợp, phân cứng (phân dê), phân to nghẽn hậu môn, không nên dùng bất cứ dụng cụ gì để lấy phân vì rất dễ gây tổn thương hậu môn trực tràng của trẻ. Cha, mẹ cần dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc thụt để tháo phân ra trước. Trường hợp cấp bách có thể thụt phân bằng nước ấm bơm vào hậu môn trẻ 5-10 ml nước, giữ trong hậu môn 5-10 phút, sau đó vệ sinh sạch sẽ, giảm đau hậu môn cho trẻ. Nếu tình trạng không cải thiện gia đình nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá, tìm nguyên nhân nếu có và điều trị.

Chuyên khoa Nhi - BVĐK MEDLATEC là địa chỉ uy tín khám và điều trị táo bón và các bệnh lý trẻ em khác uy tín được hàng triệu các bậc cha, mẹ tin tưởng như: Tiêu hóa (Nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn hấp thu, trào ngược dạ dày thực quản); Hô hấp (Viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa); Dinh dưỡng (Suy dinh dưỡng, thừa cân, thiếu vi chất,…); Bệnh lý nội tiết (Dậy thì sớm, đái tháo đường trẻ em, Cushing,…)

Chuyên khoa Nhi - BVĐK MEDLATEC là địa chỉ uy tín khám và điều trị táo bón và các bệnh lý trẻ em

Chuyên khoa Nhi - BVĐK MEDLATEC là địa chỉ uy tín khám và điều trị táo bón và các bệnh lý trẻ em.

Tại đây có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về chuyên khoa Nhi đã có nhiều năm kinh nghiệm như: ThS.BS Hoàng Thị Năng, ThS.BS Trần Tuấn Anh, BSCKI Lâm Quốc Hiệu, ThS. BS Dương Thị Thủy… Không chỉ vậy, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như: Siêu âm, nội soi tai-mũi-họng ống mềm, chụp cắt lớp vi tính - CT 128 dãy, dàn máy xét nghiệm tự động hoàn toàn được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp