Bỏ túi bí quyết điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón | Medlatec

Bỏ túi bí quyết điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Có lẽ trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc thật cẩn thận bởi vì các bé mới sinh còn khá non nớt, các cơ quan cũng chưa thực sự hoàn thiện. Đặc biệt, cha mẹ hãy lưu ý chăm sóc hệ tiêu hóa của con, chúng tương đối nhạy cảm và gây ra hiện tượng táo bón. Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ nên làm gì để xử lý tình huống trên?


18/09/2020 | Cách xử lý và nhận biết khi trẻ sơ sinh bị táo bón
25/08/2020 | Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?
18/06/2020 | Một vài “mẹo” bỏ túi cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón

Thực sự táo bón là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, từ người trưởng thành, người già, thậm chí là các em bé sơ sinh. Nếu như với người lớn việc điều trị không quá khó khăn, họ chỉ cần bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể thì việc xử lý vấn đề trên cho trẻ sơ sinh khá khó khăn.

Trước khi nghiên cứu về các bí quyết điều trị hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về chúng. Bình thường, trẻ sơ sinh dù ăn sữa mẹ hay sữa công thức cũng đi đại tiện từ 1 - 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, nếu sau từ 3 - 5 ngày bé vẫn chưa đi đại tiện thì bé đang gặp tình trạng khó đi tiêu. Nếu chứng khó đi tiêu kéo dài trên 1 tháng thì trẻ sơ sinh đã bị táo bón.

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, sau khoảng 3 - 5 ngày con mới đi đại tiện 1 lần

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, sau khoảng 3 - 5 ngày con mới đi đại tiện 1 lần.

Để phát hiện em bé đang bị táo bón, các bậc phụ huynh còn dựa vào đặc điểm phân. Thông thường, chúng có đặc điểm là cứng, hay bị vón cục lại, nhìn chung trông phân của bé bị táo bón tương đối giống phân thỏ hoặc là phân của dê. Khi đi đại tiện, con phải cố gắng rặn rất vất vả. Còn phân của trẻ vẫn mềm và xốp như bình thường thì bạn đừng lo lắng quá nhé!

Đó là những dấu hiệu phổ biến khi bị táo bón, các bậc làm cha làm mẹ nên trang bị kiến thức cơ bản này để sớm phát hiện tình trạng của con cũng như tìm ra cách xử lý hiệu quả. Có như vậy, khả năng ăn uống, tiêu hóa của em bé mới diễn ra bình thường.

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị táo bón?

Chắc hẳn khá nhiều người thắc mắc không biết tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón, bởi vì các con hầu như chỉ ăn sữa trong giai đoạn này.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Đa phần các em bé bị táo bón là do ăn sữa công thức, nhiều khả năng loại sữa này chưa thực sự phù hợp cho nên khả năng tiêu hóa của con bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao bố mẹ nên quan tâm và lựa chọn sữa công thức thật cẩn thận để đảm bảo khả năng hấp thu cho trẻ sơ sinh.

Các em bé chủ yếu ăn sữa mẹ vẫn gặp phải tình trạng kể trên thì mẹ nên kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi vì việc bạn ăn uống quá nhiều thực phẩm gây nóng trong như hạt tiêu hoặc ớt có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của trẻ ăn sữa mẹ. 

Đặc biệt, việc trẻ ít khi vận động cũng không hề tốt chút nào. Dần dần nhu động ruột của em bé hoạt động kém hiệu quả, tác động xấu tới hệ tiêu hóa nói chung. Chính bởi vậy, chúng ta nên thường xuyên cho con vận động nhẹ nhàng, giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Một số nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón đó là do cơ thể con mất nước trầm trọng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh, con không được bổ sung đầy đủ chất xơ.

Dù là lý do gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không nên chủ quan, tình trạng này thực sự khiến con khá khó chịu, ảnh hưởng tới chế độ ăn uống và cân nặng khá nhiều.

3. Táo bón có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?

Đây không phải hiện tượng quá xa lạ song mọi người còn chưa thực sự biết những ảnh hưởng của tình trạng này đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nhìn chung, táo bón sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe hay tính mạng của em bé. Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ coi thường, bỏ qua việc điều trị.

Thực sự, táo bón khiến em bé trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng khá nhanh chóng

Thực sự, táo bón khiến em bé trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng khá nhanh chóng

Trong đó, nếu táo bón kéo dài liên tục mà không được xử lý, hệ tiêu hóa của con chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp. Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh bị táo bón, các vấn đề thường gặp phải đó là khó tiêu, hay trớ và con rất biếng ăn. Hậu quả cơ thể của bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, rất dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển. Đây là điều không bậc cha mẹ nào mong muốn.

4. Bí quyết điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Trên thực tế, chúng ta có thể xử lý tình trạng trên ở trẻ sơ sinh bằng một vài mẹo nhỏ. Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón, cha mẹ dễ dàng lựa chọn phương án giúp cải thiện khả năng tiêu hóa cho em bé.

4.1. Đổi sữa công thức phù hợp

Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân chính khiến các em bé sơ sinh bị táo bón đó là do uống sữa công thức chưa phù hợp. Bạn hãy tham khảo các loại ở trên thị trường và lựa chọn cho con cẩn thận. Ngoài ra, chúng ta cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra sản phẩm phù hợp giúp con phát triển toàn diện.

Lựa chọn sữa công thức phù hợp đóng vai trò rất quan trọng

Lựa chọn sữa công thức phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.

4.2. Massage bụng cho bé

Có thể nói, đây là phương pháp xử lý tình trạng táo bón khá đơn giản mà đem lại hiệu quả bất ngờ. Cụ thể, trước khi tắm cho em bé, bạn đẩy đầu gối, nâng chân con lên rồi duỗi thẳng một cách từ từ, giống như động tác đạp xe đạp. Nếu thường xuyên thực hiện, các chất thải trong cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài, hạn chế nguy cơ bị táo bón.

Lưu ý, khi massage như vậy, chúng ta cần lót khăn dưới mông để tránh em bé thải chất thải ngay lập tức nhé!

Bạn nên tham khảo và thực hiện massage bụng cho bé

Bạn nên tham khảo và thực hiện massage bụng cho bé.

Như vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi và điều trị tình trạng táo bón cho em bé kịp thời nhé! Càng kéo dài hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón, hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của con đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cẩn thận để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp