Để chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào? | Medlatec

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?

Tiểu đường là một trong số những bệnh lý mà người dân Việt Nam mắc phải rất nhiều. Bên cạnh đó, đây còn được xem là một bệnh lý nền rất nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vậy để chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào? Để hiểu rõ hơn, các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin của bài viết này nhé!


11/04/2021 | Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao - Mẹ có biết?
12/03/2021 | Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
16/02/2021 | 5 thực phẩm “khắc tinh” của bệnh tiểu đường dịp Tết
02/02/2021 | Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

1. Sơ lược về bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất gây tăng glucose huyết do hoạt động bất thường của insulin. Thông thường, tụy sẽ là cơ quan có nhiệm vụ sản sinh ra một loại hormone có tên là Insulin nhằm giúp cơ thể tiêu thụ và dự trữ hàm lượng đường hấp thụ từ thức ăn. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến sự sản sinh Insulin thì bệnh nhân thường dễ mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể như:

  • Cơ thể tăng kháng Insulin, tức là tình trạng các mô đích giảm khả năng hoặc không còn đáp ứng với Insulin.

chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường

  • Chức năng sản xuất Insulin của tụy bị giảm hoặc không thể sản sinh loại hormon này nữa nên sự chuyển hóa đường trong thức ăn cũng bị gián đoạn. 

Khi hàm lượng Insulin trong cơ thể không được ổn định hoặc không thực hiện được chức năng chuyển hóa và tiêu thụ lượng đường thì lượng đường trong máu cũng sẽ tăng cao. Nếu nồng độ đường trong cơ thể gia tăng liên tục và đạt đến mức quá cao thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho một số cơ quan khác. Do đó, ngoài việc phòng ngừa bệnh, mọi người còn phải tìm hiểu việc chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?

Theo bác sĩ, ngoài những biểu hiện lâm sàng thì bệnh nhân cần phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có đủ cơ sở kết luận bệnh tiểu đường. Vậy để chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào? Dưới sự phân tích của Hiệp hội ADA (hiệp hội Đái tháo đường được sáng lập tại Mỹ), người bị nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường cần phải tiến hành một số xét nghiệm như:

2.1. Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết chỉ được tiến hành lúc đói để đạt được kết quả chính xác nhất. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đi xét nghiệm đường huyết vào sáng sớm và để bụng đói. Thực tế, vào sáng sớm khi bạn chưa ăn gì thì hàm lượng Glucose trong máu ở người khỏe mạnh thường giảm đi và đạt chỉ số dưới 100mg/dL. Ngược lại, những người mắc bệnh tiểu đường dù tiến hành xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng nhưng chỉ số Glucose đạt được vẫn lớn hơn 125mg/dL. 

Xét nghiệm nồng độ Glucose để chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm nồng độ Glucose để chẩn đoán bệnh

Đối với những người có nồng độ Glucose nằm trong khoảng 100 - 125mg/dL thì có thể bị rối loạn dung nạp đường huyết hoặc biểu hiện sớm của chứng tiểu đường. Để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lần 2 ở ngày khám tiếp theo, theo dõi và kết hợp các tiêu chuẩn khác. Nếu chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì cần kiểm tra lại sau 1 - 3 tháng 

2.2. Nghiệm pháp dung nạp Glucose thông qua đường uống

Với phương thức xét nghiệm này, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân cần phải nhịn ăn tối thiểu từ nửa đêm hôm trước khi đi kiểm tra. Mỗi ngày nạp khoảng 150 - 200gr carbohydrate, trong 3 ngày trước khi kiểm tra. Với phương pháp này, bạn cần uống một cốc nước khoảng 250ml - 300ml nước được hòa tan với Glucose (75g). Thông thường, sau 2 tiếng, nồng độ đường huyết cơ thể của người khỏe mạnh sẽ thấp hơn 140mg/dL. Ngược lại, nếu giá trị đường huyết cao quá 200mg/dL (hoặc 11.1mmol/L) thì bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

2.3. Xét nghiệm định lượng HbA1C

Xét nghiệm định lượng HbA1C (bắt buộc phải thực hiện ở phòng thí nghiệm chuẩn hóa quốc tế) nhằm mục đích xác định hàm lượng đường trung bình trong máu khoảng 3 tháng. Đối với cơ thể, HbA1C có chức năng đánh giá nồng độ Glucose liên kết với hồng cầu. Do đó, khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán và khảo sát khả năng đáp ứng chữa trị ở những đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2. Nồng độ HbA1C ở người bệnh đái tháo đường thường đạt giá trị cao hơn 6.4%, còn ở người khỏe mạnh thường thấp hơn 5.7%.

Nồng độ HbA1C cao hơn 6.4% khi bị bệnh

Nồng độ HbA1C cao hơn 6.4% khi bị bệnh

Trên đây là 3 phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đối với những đối tượng đang mắc bệnh, mọi người nên chủ động xét nghiệm đường huyết thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Ngoài ra, mọi người cũng nên tìm cho mình một cơ sở khám sức khỏe uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chuẩn xác.

3. Dấu hiệu thường gặp ở người bệnh tiểu đường

Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều có biểu hiện tăng nồng độ Glucose trong máu. Bên cạnh đó, cơ thể còn xuất hiện một số triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Một số trường hợp, bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi cơ thể xuất hiện nhiều biến chứng do bệnh gây ra. Do đó, ngoài thắc mắc chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu về các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường. 

3.1. Dấu hiệu ở bệnh nhân bị tiểu đường type 1

Đối với những trường hợp bị tiểu đường type 1, tình trạng bệnh thường biến chuyển rất nhanh với nhiều triệu chứng xuất hiện liên tục trong thời gian ngắn. Trong đó, các dấu hiệu ban đầu điển hình nhất gồm có:

  • Thường xuyên bị mệt và xuất hiện cảm giác đói.

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần: đối với những người có sức khỏe bình thường, mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 4 - 7 lần. Tuy nhiên, những người bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường trong máu cao hơn nên nhu cầu đi tiểu cũng nhiều hơn và mất nước, gây ra cảm giác khát.

Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần trong ngày

Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần trong ngày

  • Khô miệng và ngứa da.

  • Sụt cân liên tục trong thời gian dài mặc dù người bệnh vẫn duy trì chế độ ăn như bình thường. 

  • Khả năng thị lực giảm sút: do mức chất lỏng của cơ thể bị thay đổi nên tròng kính trong mắt dễ bị sưng lên và gây ra tình trạng mờ mắt, giảm khả năng thị lực.

3.2. Dấu hiệu ở bệnh nhân bị tiểu đường type 2

Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, quá trình diễn tiến của bệnh diễn ra khá thầm lặng. Do đó, bệnh nhân thường khó có thể  nhận biết bệnh và phần lớn các trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm hàm lượng Glucose trong máu. Ngoài ra, khi những vết thương lở loét, nhiễm trùng khó lành, bác sĩ thường đề xuất xét nghiệm đường huyết để tầm soát bệnh. Thực tế, bệnh tiểu đường có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm kèm theo một số dấu hiệu như:

  • Vết lở loét chậm lành: sự gia tăng hàm lượng đường trong máu cũng gây ra những cản trở cho lưu lượng máu dẫn đến tổn thương thần kinh và khó phục hồi vết thương. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện cảm giác tê và đau ở chân.

Vết thương khó lành do hàm lượng đường cao

Vết thương khó lành do hàm lượng đường cao

  • Nhiễm trùng nấm men: sự gia tăng hàm lượng Glucose cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển mạnh mẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nấm men ở da, đặc biệt là những cơ quan sinh dục, dưới ngực, hoặc ở vùng da giữa các ngón chân và ngón tay.

3.3. Dấu hiệu ở bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ

Theo bác sĩ, sự gia tăng hàm lượng đường trong máu ở phụ nữ khi mang thai thường không có dấu hiệu. Phần lớn, mẹ bầu chỉ đi tiểu nhiều hơn và khát nước hơn bình thường. Do đó, các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ thường chỉ phát hiện khi thai nhi đủ 24 - 28 tuần tuổi với người mẹ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó và thực hiện nghiệm pháp 2 mẫu Glucose.

Với nội dung bài viết trên đây, các bạn đã được giải đáp tường tận thắc mắc chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào? Bên cạnh đó, mọi người còn được chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường để dễ dàng phát hiện và tầm soát bệnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Hải Dương uy tín

Hiện nay không quá khó để người dân có thể tìm được một địa chỉ xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng có thể thực hiện được nhiều loại xét nghiệm với mẫu  nước tiểu, cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Vậy với người dân đang sinh sống tại Hải Dương thì nên xét nghiệm nước tiểu Hải Dương ở đâu uy tín? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết để có được câu trả lời nhé.
Ngày 23/06/2023

Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm giang mai Hải Dương

Địa chỉ nào xét nghiệm giang mai Hải Dương an toàn, chính xác được nhiều người tìm kiếm. Giang mai là căn bệnh xã hội với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin về xét nghiệm giang mai và gợi ý địa chỉ thực hiện kiểm tra uy tín tại Hải Dương. 
Ngày 23/06/2023

Xét nghiệm viêm gan B Hải Dương: Nên thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm và chính xác một người có bị nhiễm virus viêm gan B không. Vậy với những khách hàng đang sinh sống và làm việc tại Hải Dương thì có thể xét nghiệm viêm gan B Hải Dương ở đâu uy tín? Đâu là phương pháp xét nghiệm được thực hiện để xác định và chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan B? 
Ngày 23/06/2023

Gợi ý địa chỉ được đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình

Xét nghiệm chức năng gan gồm tập hợp những xét nghiệm máu khác nhau giúp đánh giá đúng về thực trạng chức năng gan. Việc thực hiện xét nghiệm này định kỳ sẽ giúp mỗi người biết được tình trạng lá gan của mình để có phương án điều chỉnh kịp thời, tránh những hệ lụy xấu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn địa chỉ được khách hàng đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp