Bệnh mạch vành tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đáng lo ngại hơn khi những trường hợp mắc bệnh ngày càng trẻ tuổi. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm, phòng ngừa biến chứng của bệnh, tình trạng đau thắt ngực có phải triệu chứng điển hình của bệnh không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
20/07/2020 | Đau ngực trái: dấu hiệu nguy hiểm đừng chủ quan 01/06/2020 | Đau ngực trái cảnh báo bệnh gì, nguyên nhân do đâu
1. Bệnh mạch vành tim nguy hiểm như thế nào?
Ở trạng thái bình thường, các động mạch của cơ thể có sự đàn hồi, mềm mại nhưng khi có những mảng xơ vữa tích tụ bên trong mạch máu thì lòng mạch sẽ hẹp lại hạn chế lưu thông máu tới các cơ quan được gọi là tình trạng xơ vữa động mạch.
Đau thắt ngực là biểu hiện điển hình nhất của bệnh mạch vành tim
Bệnh mạch vành xảy ra khi xuất hiện tình trạng nhiều nhánh hay một nhánh của động mạch vành bị hẹp do bẩm sinh hoặc do các mảng xơ vữa.
Như vậy, ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tim, cơ thể sẽ gặp khó khăn với quá trình lưu thông máu. Điều này dẫn tới, cơ tim sẽ không được nhận đủ lưu lượng máu cũng như lượng oxy cần thiết. Chính vì thế, cơ thể xảy ra tình trạng đau thắt ngực. Trong trường hợp cục máu đông di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu dẫn tới tắc mạch và không thể cung cấp máu cho tim, khiến cho tim bị tổn thương nghiêm trọng và lâu dần không thể phục hồi.
Bệnh mạch vành lâu ngày dễ dẫn đến suy tim
Bệnh mạch vành diễn ra trong thời gian dài và ngày càng nghiêm trọng sẽ khiến cho cơ tim suy yếu dần, lâu ngày dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim. Đây chính là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành tim. Các chuyên gia khuyên rằng, ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh sớm, hiệu quả.
2. Đau thắt ngực có phải triệu chứng của bệnh mạch vành tim không?
Hiện tượng đau thắt ngực có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn như tình trạng trào ngược thực quản, do bệnh màng phổi, bệnh động mạch chủ hoặc cũng có thể do tâm lý căng thẳng, bất an,… Tuy nhiên, đau thắt ngực cũng chính là biểu hiện điển hình nhất của bệnh mạch vành tim.
Bệnh nhân đau tức ngực khi hoạt động gắng sức
Bệnh nhân mắc mạch vành tim thường có cảm giác đau thắt ở vùng ngực, cảm giác như tim bị bóp chặt, đè ép, đau khó chịu ở lồng ngực. Những cơn đau có thể xuất hiện ở vùng xương ức, vị trí giữa ngực hoặc tim và cũng có thể lan rộng lên vùng cổ, vai và cánh tay trái,… Tuy nhiên, những cơn đau này thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây hoặc có thể vài phút. Nếu kéo dài hơn 15 phút, thì bệnh nhân đang có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.
Tình trạng đau được chia làm 2 loại: Bao gồm đau thắt ngực ổn định và không ổn định. Trong đó:
Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân gây ra những cơn đau này thường là do tình trạng xơ vữa dẫn đến động mạch vành bị hẹp lại và khi bệnh nhân lao động gắng sức thì những cơn đau sẽ có thể lặp đi lặp lại. Nếu bệnh nhân nghỉ ngơi thì sẽ cảm thấy đỡ đau hơn.
Đau thắt ngực không ổn định: Trường hợp này nguy hiểm hơn. Bệnh nhân cần được can thiệp để điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Nếu như những trường hợp đau ổn định, bệnh nhân chỉ đau khi làm việc gắng sức thì những trường hợp đau không ổn định, bệnh nhân có thể thấy đau tức ngay cả khi đang nghỉ ngơi và nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột tử là rất cao.
Một số biện pháp được sử dụng để chẩn đoán những cơn đau tức ngực này có phải do bệnh tim mạch vành gây ra không đó là siêu âm Doppler tim, Holter điện tim, nghiệm pháp gắng sức, chụp cắt lớp vi tính mạch vành,...
3. Khi bị đau thắt ngực, bạn nên làm gì?
Nếu cảm thấy những cơn đau tức ngực xuất hiện, điều đầu tiên bạn cần làm là dừng ngay mọi hoạt động, nên nghỉ ngơi và có thể sử dụng thuốc nitroglycerin giúp khống chế tình trạng cấp tính của bệnh.
Nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm
Sau đó, bệnh nhân nên được đưa cấp cứu ngay lập tức để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời. Với những trường hợp này chỉ cần chậm trễ vài phút cũng có thể khiến bệnh nhân bị nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, có thể nói rằng, thời gian chính là yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí nó có thể mang tính quyết định để bệnh nhân được cứu sống.
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất chính là sử dụng thuốc, hay còn gọi là phương pháp điều trị nội khoa. Đây là cách giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đồng thời phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Bên cạnh sự hỗ trợ của các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân cần phải thực hiện một lối sống lành mạnh để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, bao gồm:
Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, có tiên lượng xấu, bác sĩ có thể tính đến phương án can thiệp phẫu thuật. Bao gồm:
Đặt stent động mạch: Phương pháp này nhằm mục đích tái thông đoạn động mạch vành bị hẹp để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và không cần phải phẫu thuật.
Phẫu thuật bắc cầu nối: Các chuyên gia sẽ sử dụng một đoạn động mạch hay tĩnh mạch để làm cầu nối từ nơi cung cấp máu bắc qua đoạn hẹp mạch vành để nối với đoạn không bị hẹp. Nghĩa là máu sẽ được vận chuyển đến cơ tim qua cầu nối mới.
Thông thường những biểu hiện của bệnh thường diễn biến âm thầm trong nhiều năm và người bệnh thường có xu hướng chủ quan để bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh khi những dấu hiệu đã quá nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Chính vì thế, các bác sĩ khuyên rằng, nếu thấy có dấu hiệu đau thắt ngực, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Vì triệu chứng này có thể đang cảnh báo rằng bạn đã mắc bệnh mạch vành.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các gói khám và dịch vụ chữa trị bệnh. Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc.