Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì? | Medlatec

Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

Tình trạng cổ tay tự nhiên bị đau nhức có thể chỉ đơn thuần là triệu chứng thông thường khi tay bị va đập hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp người bệnh bị đau khớp cổ tay lại chính là dấu hiệu nhận biết một số căn bệnh khá nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!


04/03/2021 | Tìm hiểu triệu chứng điển hình của các mức độ bong gân cổ tay
26/10/2020 | Địa chỉ khám tràn dịch khớp cổ tay uy tín tại Hà Nội
14/03/2020 | Siêu âm khớp cổ tay có thể phát hiện bệnh lý gì?

1. Thế nào là bị đau khớp cổ tay?

Phần cổ tay bao gồm một tổ hợp các nhóm khớp nhỏ đan xen nhau nhằm giữ cho cánh tay và bàn tay ổn định. Ngoài ra, khớp cổ tay còn có vai trò hỗ trợ xương bàn tay và cẳng tay trong việc hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn. Chính vì mang nhiều nhiệm vụ cho nên phần khớp cổ tay được xem là rất dễ bị tổn thương, đặc biệt khi người bệnh hoạt động tay chân quá nhiều.

Tình trạng đau khớp cổ tay thường có triệu chứng ban đầu là sưng tấy đỏ ở vùng cổ tay và kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Trong những trường hợp bị đau khớp cổ tay do tính vật lý (do tay bị va đập mạnh, tai nạn xe cộ, hoạt động tay quá nhiều,...) thì cơn đau sẽ giảm dần sau khi được nghỉ ngơi hoặc sơ cứu vết thương.

Mặt khác, có những trường hợp khó xử lý hơn khi mà người bệnh không tìm được nguyên nhân chính gây bệnh, tình trạng đau xương khớp phần cổ tay sẽ không thể thuyên giảm gây khó khăn trong việc hoạt động của người bệnh.

Tai nạn gây va đập tay mạnh có thể là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

Tai nạn gây va đập tay mạnh có thể là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

2. Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

  • Đau khớp cổ tay do chấn thương vật lý: Khi cổ tay bị va chạm mạnh một cách đột ngột sẽ rất dễ gây ra tình trạng bị đau khớp cổ tay. Trường hợp phổ biến nhất chính là khi bị ngã và theo phản xạ tự nhiên chúng ta sẽ giơ tay ra chống đỡ để cơ thể không bị đập xuống mặt đất. Tùy thuộc vào mức độ va chạm nặng hay nhẹ mà cổ tay bị tổn thương như thế nào: Trật khớp, bong gân hay thậm chí xương khớp bị rạn nứt hoặc gãy.

  • Chấn thương khi chơi thể thao: Những người hay tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh nhiều từ cánh tay và bàn tay sẽ rất dễ bị chấn thương. Những tổn thương về xương khớp dần dần sẽ khiến bệnh nhân bị viêm khớp gây đau nhức vùng cổ tay và những vùng xương khớp xung quanh.

  • Lạm dụng cổ tay gây ra đau khớp cổ tay: Những công việc đòi hỏi phải hoạt động cổ tay quá nhiều và thường xuyên sẽ có nguy cơ bị đau khớp cổ tay cao hơn bình thường. Một số công việc như: Lái xe đường trường, vận động viên quần vợt, nghệ sĩ đánh đàn, thợ may công nghiệp,...

Những người làm công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay thường xuyên sẽ dễ bị đau khớp cổ tay

Những người làm công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay thường xuyên sẽ dễ bị đau khớp cổ tay

  • Đau khớp cổ tay do bị viêm thấp khớp: Bệnh viêm thấp khớp ở dạng nhẹ thường sẽ bị đau nhức xương khớp vùng cổ chân, cổ tay và đầu gối. Tuy vậy, việc đau khớp cổ tay khi bị viêm thấp khớp sẽ khiến người bệnh bị đau cả hai bên tay khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày diễn ra gặp nhiều khó khăn.

  • Bị đau khớp cổ tay có thể là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp: Tình trạng thoái hóa xương khớp thường sẽ chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi do mọi chức năng của cơ thể đã dần bị yếu đi, dễ dẫn tới thoái hóa. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu về xương khớp thì tình trạng thoái hóa xương khớp gây đau nhức cổ tay sẽ chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng gặp vấn đề với vùng khớp cổ tay trước đó, còn trường hợp đau khớp đầu gối do thoái hóa sẽ phổ biến hơn.

Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì những trường hợp bệnh sau đây mặc dù không quá phổ biến nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp cổ tay:

  • Mắc phải hội chứng ống cổ tay;

  • Bị bệnh Kienbock;

  • Bị nổi hạch hay sưng hạch;

  • Người bị bệnh béo phì hoặc đang mang thai;

  • Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cũng có nguy cơ bị đau khớp cổ tay cao hơn bình thường;

  • Người mắc bệnh Gout.

3. Bị đau khớp cổ tay nên làm gì? Có cần phải đến bệnh viện hay không?

Phần lớn những trường hợp bị đau khớp cổ tay biết rõ nguyên nhân và nhận thấy không quá nghiêm trọng thì có thể trực tiếp xử lý tại nhà bằng các cách như:

  • Chườm lạnh để cổ tay bớt sưng tấy khó chịu.

  • Có thể sử dụng một số thuốc giảm đau phổ biến mà không cần kê đơn bởi bác sĩ.

  • Tạm dừng làm việc và nghỉ ngơi để cổ tay có thời gian ổn định lại.

Trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài, cơn đau tăng dần mà không thuyên giảm và không rõ nguyên nhân gây ra thì hãy lập tức liên hệ tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Khi đến gặp các bác sĩ để khám bệnh thì người bệnh sẽ được khám lâm sàng trước để tìm hiểu tình trạng bệnh tình: Kiểm tra độ sưng tấy, biểu hiện đau nhức, mức độ đau, khả năng cử động cổ tay, khả năng cầm nắm đồ vật,...

Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau nhằm xác định nguyên nhân chính gây đau nhức cổ tay và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình. Tùy thuộc vào kết quả khám lâm sàng mà các mỗi bệnh nhân lại được chỉ định loại xét nghiệm khác nhau, nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như:

  • Các xét nghiệm bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT hay siêu âm.

Chụp X-quang có thể xác định được nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

Chụp X-quang có thể xác định được nguyên nhân gây đau khớp cổ tay

  • Nội soi khớp cổ tay: thực hiện sau khi xét nghiệm hình ảnh chưa đưa ra được kết quả rõ ràng nhất.

  • Xét nghiệm thần kinh: Trong trường hợp người bệnh bị nghi ngờ mắc phải hội chứng ống cổ tay thì sẽ được chỉ định thực hiện Điện cơ đồ (EMG).

Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng đau khớp cổ tay hoặc có triệu chứng bệnh tương tự thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Bệnh viện hiện có rất nhiều cơ sở lớn nhỏ nằm trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Quý bạn đọc có thể liên hệ với bệnh viện thông qua tổng đài 1900565656.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp