Dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của polyp túi mật và phương pháp điều trị | Medlatec

Dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của polyp túi mật và phương pháp điều trị

Polyp túi mật là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Phần lớn các trường hợp bị polyp túi mật đều ở thể lành tính nhưng vẫn có một số ít các ca bệnh chuyển biến thành dạng ung thư. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, người bệnh tốt nhất nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.


08/07/2022 | Mách bạn cách nhận biết sỏi túi mật qua 4 triệu chứng điển hình
29/04/2022 | Ung thư túi mật (GBC): Giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng
17/04/2022 | Phẫu thuật cắt túi mật có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

1. Đại cương về bệnh polyp túi mật

Polyp là hiện tượng có các u nhú xuất hiện, mọc nhô ra trên nền niêm mạc mặt trong thành túi mật. Nó có thể mọc đơn độc hoặc nhiều polyp ở nhiều vị trí trong túi mật hoặc tập trung thành từng chùm (hay còn gọi là đa polyp túi mật).

Dựa trên nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, polyp túi mật được phân thành 5 loại như sau:

  • Polyp cơ tuyến túi mật: kích thước khoảng từ 10 - 20mm. Mặc dù có tính chất lành tính nhưng có khả năng tiến triển thành ung thư với tỷ lệ cao hơn các dạng khác;

  • Polyp cholesterol: dạng này phổ biến nhất trong các ca bị polyp túi mật. Các polyp cholesterol có đường kính nhỏ (2 -  10mm) và nguy cơ chuyển thành ác tính thấp;

  • Polyp tuyến: khá hiếm gặp, chiếm tỷ lệ nhỏ trong các ca polyp túi mật, thường mọc riêng lẻ một mình, kích thước từ 5 - 20 mm và là dạng lành tính nhưng vẫn có thể trở thành tiền ác tính;

  • Polyp viêm: thường mọc đơn độc, đường kính tầm 5 - 10 mm cấu thành từ các mô hạt, mô xơ và tế bào viêm;

  • Các dạng khác: khối u mỡ, u xơ, u hạt, mô dị hình,...

Mô phỏng polyp túi mật

Mô phỏng polyp túi mật

Nhìn chung bản chất của các hình thái tổ chức u nhú thường khác nhau nên có thể là u ác tính hoặc u lành tính. Phần lớn những ca bị polyp túi mật là lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ khoảng 8% là có nguy cơ chuyển thành ung thư túi mật, đe dọa lớn tới sức khỏe của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành polyp túi mật là gì?

Sự bất thường trong quá trình chuyển hóa cholesterol là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên polyp túi mật. Mỗi loại polyp lại bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau:

  • Polyp cơ tuyến túi mật: gặp nhiều ở người trưởng thành, càng lớn tuổi tỷ lệ mắc càng cao;

  • Polyp cholesterol: do cholesterol lắng đọng trên thành túi mật;

  • Polyp tuyến: do bệnh nhân bị viêm túi mật mạn tính hoặc bệnh lý sỏi túi mật;

  • Polyp viêm: xuất phát từ các tổn thương, viêm loét mạn tính ở thành túi mật.

Dựa trên từng nguyên nhân hình thành mà sẽ có những loại polyp túi mật khác nhau

Dựa trên từng nguyên nhân hình thành mà sẽ có những loại polyp túi mật khác nhau

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị polyp túi mật:

  • Bệnh nhân béo phì, thừa cân, chỉ số đường huyết và mỡ máu cao;

  • Người trên 60 tuổi từng bị mắc bệnh hoặc hội chứng về gan;

  • Bệnh nhân bị viêm đường mật, sỏi mật;

  • Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm giàu cholesterol.

3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh polyp túi mật 

Polyp túi mật thường hình thành và phát triển âm thầm, không gây nên triệu chứng rõ ràng và chỉ được tình cờ phát hiện khi bệnh nhân đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên cũng có khi polyp túi mật gây tắc nghẽn đường mật khiến dịch mật bị ứ trệ. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau:

  • Đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon;

  • Buồn nôn hoặc nôn, nhất là khi ăn đồ có nhiều dầu mỡ;

  • Đau âm ỉ, kéo dài vùng thượng vị hoặc đau tức hạ sườn phải.

4. Phương pháp điều trị tình trạng polyp túi mật

Căn cứ trên triệu chứng và kích thước của polyp túi mật, bệnh sẽ được giải quyết theo những cách sau đây:

4.1. Điều trị bảo tồn:

Như chúng ta đã biết thì phần lớn các polyp ở túi mật là thuộc dạng lành tính. Chính vì thế nên nếu kích thước của polyp nhỏ, ảnh hưởng không nhiều tới sức khỏe thì bệnh nhân sẽ được theo dõi sự phát triển của polyp bằng siêu âm kết hợp cùng các biện pháp khác như thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Theo hướng dẫn mới nhất do Hiệp hội châu Âu ban hành về phương pháp điều trị polyp túi mật, các trường hợp cần theo dõi bằng siêu âm sẽ được áp dụng như sau:

  • Nếu polyp có kích thước < 5mm, đồng thời không có nguy cơ tiến triển thành ác tính: siêu âm định kỳ 12 tháng/lần;

  • Nếu polyp túi mật < 5mm nhưng kèm theo các yếu tố có thể diễn tiến thành dạng ác tính, hoặc kích thước polyp từ 6 - 9 mm không có yếu tố nguy cơ: siêu âm định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần;

  • Nếu polyp túi mật kích thước từ 6 - 9 mm chưa khởi phát triệu chứng nào nhưng lại có khả năng phát triển thành ác tính: theo dõi chặt chẽ định kỳ 3 - 6 tháng/lần.

4.2. Phẫu thuật cắt túi mật

Trường hợp cần chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt túi mật là khi:

  • Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bệnh nhân như đầy bụng, khó tiêu, đau đớn, buồn nôn;

  • Số lượng polyp từ 2 - 3 trở lên;

  • Kích thước polyp ≥ 10 mm;

  • Ngoài polyp, trong túi mật còn xuất hiện cả sỏi mật;

  • Có các dấu hiệu ác tính phát triển như: túi mật phát triển nhanh chóng về số lượng và kích thước, hình dáng polyp không nhẵn nhụi mà xù xì, chân polyp lan rộng không thấy cuống.

Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ polyp túi mật

Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ polyp túi mật

Ngày nay, thay vì áp dụng phương pháp mổ mở truyền thống, kỹ thuật mổ nội soi cắt polyp túi mật đã được ứng dụng rộng rãi hơn nhờ tính hiện đại với những ưu điểm vượt trội như: ít xâm lấn, ít chảy máu, tránh được vết sẹo dài gây mất thẩm mỹ trên da thịt, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu. Ngoài ra, người bệnh khi tiến hành mổ nội soi sẽ giảm được thời gian lưu viện sau mổ (chỉ phải theo dõi khoảng 3 - 5 ngày) và sức khỏe cũng được hồi phục nhanh hơn. Nhờ đó, bệnh nhân có thể sớm quay trở lại học tập, sinh hoạt như bình thường.

Giai đoạn đầu sau phẫu thuật, do túi mật đã bị loại bỏ nên dịch mật sẽ được gan tiết ra và đi trực tiếp xuống ruột non nên bệnh nhân có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian này. Tuy nhiên dần dần khi cơ thể đã thích nghi được với sự thay đổi thì các triệu chứng này sẽ mất đi.

Để ngăn ngừa sự hình thành của polyp túi mật, chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa đặc biệt là cơ quan gan mật hoạt động tốt hơn. Ngoài ra bạn nên ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tính thần luôn vui vẻ, lạc quan, tránh stress để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Nếu bạn đang có những triệu chứng nghi ngờ polyp túi mật, hãy đến khám tại Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại Bệnh viện, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia đầu ngành chuyên môn giỏi và tận tâm. Thêm vào đó, Chuyên khoa Tiêu hóa còn được đầu tư đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến giúp quá trình chẩn đoán, xác định bệnh trở nên dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.

Liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh bạn nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp