Cột sống giúp hỗ trợ trọng lượng của cơ thể và bảo vệ tủy sống. Có nhiều loại đau cột sống khác nhau tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân. Làm thế nào để giảm đau cột sống? Khi nào cần đi khám? Bài viết sau cung cấp các thông tin về vấn đề sức khỏe này.
05/05/2023 | Đau cột sống lưng: các nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa 26/04/2023 | Chụp x quang toàn bộ cột sống để làm gì? 10/04/2023 | Giải phẫu cột sống và những điều cần lưu ý
1. Cột sống có ở đâu?
Còn được gọi là xương sống, cột sống là một "trục xương" nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các cột sống ở người là:
-
Bảy đốt sống cổ ở ngang cổ.
-
Mười hai đốt sống lưng (ở giữa cột sống).
-
Năm đốt sống thắt lưng nằm ở lưng dưới.
Cột sống ở người
Các đốt sống này di động, khớp nối với nhau, đặc biệt là nhờ các đĩa đệm, cho phép các khớp ổn định và di động. Nhiều dây chằng và cơ giữ cấu trúc này lại với nhau.
2. Đau cột sống
Chứng đau cột sống ảnh hưởng đến khoảng 80% người trưởng thành trong suốt cuộc đời của họ. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng thực sự, tỷ lệ trường hợp gặp phải tình trạng này đã tăng đều đặn trong 50 năm gần đây.
Vị trí cột sống thắt lưng và dưới thắt lưng dễ bị đau hơn
Đau cột sống rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân khiến người bệnh mất nhiều ngày làm việc.
Cột sống ngực cũng có thể là vị trí đau cột sống, nhưng vì nó cứng hơn nhiều nên vùng cột sống ngực ít bị chấn thương hơn so với cột sống thắt lưng và cổ. Cột sống thắt lưng và dưới thắt lưng dễ bị căng do chức năng chịu trọng lượng, liên quan đến di chuyển và uốn cong.
3. Những nguyên nhân gây đau cột sống
Một số nguyên nhân liên quan đến tình trạng đau cột sống:
Thoái hóa khớp
Trong phần lớn các trường hợp, đau cột sống là “thông thường”, tức là lành tính. Chúng thường là hậu quả của thoái hóa khớp đốt sống (khớp liên đốt sống) hoặc tổn thương đĩa đệm bị hao mòn theo tuổi tác. Các đốt sống thắt lưng chịu áp lực rất lớn hàng ngày, lặp đi lặp lại các tư thế xấu hoặc mang vác nặng có thể gây tổn thương các khớp.
Bệnh viêm nhiễm
Bệnh thấp khớp, ví dụ như viêm cột sống dính khớp hay các bệnh khớp cột sống khác có thể dẫn đến tình trạng đau lưng. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm gân và dây chằng.
Một dị dạng hoặc dị tật của cột sống
Biến dạng cột sống này có thể là do:
Do các khối u
Hiếm gặp hơn, đau cột sống có thể là nguyên nhân của các khối u (tổn thương cột sống hoặc khối u trong cột sống). Các khối u có thể phát triển ở cột sống hoặc tủy sống, hoặc cũng có thể là di căn nằm ở nơi khác trong cơ thể.
4. Đau cột sống đi kèm với các triệu chứng khác?
Dưới đây là một số dấu hiệu sức khỏe cần lưu ý liên quan đến đau cột sống:
Đau cột sống đi kèm với các biểu hiện sức khỏe khác
-
Kèm theo sự hiện diện của sốt.
-
Đau sau khi chấn thương dữ dội.
-
Khởi phát đau âm ỉ, đau nặng hơn (có thể là tổn thương viêm, khối u, nhiễm trùng).
-
Kèm theo đau ngực.
-
Cơn đau lan đến một bên đùi (có thể là đau thần kinh tọa hoặc đau dây chằng, thoát vị đĩa đệm).
-
Cứng ở vùng lưng dưới, hạn chế phạm vi chuyển động.
-
Không có khả năng duy trì tư thế bình thường do cứng và/hoặc đau.
-
Co thắt cơ bắp khi hoạt động hoặc khi nghỉ ngơi.
-
Cơn đau kéo dài tối đa 10-14 ngày.
-
Mất chức năng vận động đáng chú ý như khả năng nhón chân hoặc đi bằng gót chân.
Đau cột sống gây suy nhược, ngay cả khi đau nhẹ, đặc biệt nếu cơn đau kèm theo những triệu chứng khác nêu trên, cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng chữa trị thích hợp.
5. Chẩn đoán đau cột sống và điều trị bệnh đau cột sống?
Việc tư vấn với bác sĩ sẽ giúp xác định rõ hơn cơn đau, cụ thể là:
-
Vị trí đau cột sống (thắt lưng, lưng,...).
-
Các dấu hiệu kèm theo (cứng đơ, dị dạng, dấu hiệu thần kinh…).
Để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau cột sống, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm chụp X-quang hoặc MRI.
-
Chụp X-quang - Cho thấy cấu trúc của các đốt sống và đường viền của các khớp. Chụp X-quang cột sống để tìm kiếm các nguyên nhân gây đau tiềm ẩn khác, như lệch cột sống, khối u, nhiễm trùng, gãy xương,...
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI) - Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tạo ra hình ảnh ba chiều về cấu trúc cơ thể. MRI có thể cho thấy tủy sống, rễ thần kinh và các khu vực xung quanh, cũng như sự phì đại, thoái hóa và khối u, giúp phát hiện các quá trình viêm nhiễm như nhiễm trùng và gãy xương.
Việc điều trị đau ở cột sống chủ yếu dựa vào việc dùng thuốc giảm đau hoặc chống viêm. Phẫu thuật có thể mang lại kết quả tốt khi đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
Điều trị đau cột sống khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Điều trị cơn đau cấp tính
Điều trị cơn đau cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong trường hợp đau cấp tính thông thường, không nghiêm trọng, người bệnh nên vận động thường xuyên, không nằm yên quá lâu. Trên thực tế, người ta đã chứng minh rằng việc nghỉ ngơi kéo dài, đặc biệt là trên giường, sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn thay vì giảm bớt.
Trong trường hợp vẹo cổ, đau thắt lưng, điều trị triệu chứng nhằm giảm đau (thuốc giảm đau thuộc nhiều loại khác nhau tùy vào chỉ định của bác sĩ) giúp người bệnh tiếp tục các hoạt động bình thường.
Việc điều trị giảm đau trong thời gian ngắn và bạn không nên ngần ngại gặp lại bác sĩ nếu cơn đau kéo dài sau 4 đến 7 ngày điều trị.
Điều trị đau mãn tính
Đối với cơn đau mạn tính, nắn chỉnh cột sống và nắn xương có thể là phương pháp hiệu quả. Các bài tập sức mạnh, được giám sát bởi chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các hoạt động như yoga, bơi lội,... giúp cải thiện bệnh.
6. Biện pháp giúp hạn chế nguy cơ đau ở cột sống?
Để hạn chế nguy cơ đau cột sống, điều cần thiết là phải từ bỏ lối sống ít vận động bằng cách duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, bơi lội hoặc thể dục dụng cụ, nhưng đồng thời tránh các hoạt động quá mức gây đau thắt lưng. Bạn cũng nên tránh mang vác nặng. Bên cạnh đó, cần phải chống béo phì bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến đau cột sống với các nguyên nhân, triệu chứng đi kèm khác, phương pháp chẩn đoán và điều trị, biện pháp phòng ngừa.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy những triệu chứng sức khỏe bất thường liên quan đến đau cột sống và băn khoăn về nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và có hướng chữa trị thích hợp, hiệu quả. Hoặc bạn có thể gọi đến số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.