Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan. Trong bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan cho những ai chưa nắm rõ mặt bệnh, bao gồm: phân loại, triệu chứng, biến chứng của bệnh và phương pháp chẩn đoán. Mời độc giả tham khảo.
22/06/2020 | Những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 01/02/2020 | Xét nghiệm đường máu mao mạch giúp theo dõi bệnh đái tháo đường 17/12/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c đối với bệnh nhân đái tháo đường
1. Khái quát chung về bệnh đái tháo đường
đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến, được nhiều người biết đến với tên gọi khác như bệnh tiểu đường.
Tiểu đường - bệnh lý do rối loạn chuyển hóa các chất
Đây là bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein do hormon insulin giảm về số lượng hoặc tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Vì vậy, bệnh luôn biểu hiện bằng lượng đường trong máu cao.
Bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, làm tổn thương các mạch máu dẫn tới xơ vữa động mạch, huyết áp cao, khiến mắt bị tổn thương, hoặc bị bệnh mạch vành, thận có nguy cơ bị tổn thương,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,…
Những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Theo thống kê khoảng 285 triệu người mắc bệnh trên vào năm 2010 và dự đoán tới năm 2030 con số này sẽ tăng gấp 1,5 lần. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng qua các năm.
2. Phân loại bệnh
Bệnh đái tháo đường gồm 2 thể chính là: đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2.
Tuýp 1
Tỷ lệ mắc bệnh tuýp 1 chiếm từ 5 - 10% tổng số người mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở người dưới 20 tuổi, bệnh tiến triển nhanh nếu không kịp thời chữa trị.
Bệnh xảy ra do tế bào β của tụy xảy ra bất thường làm hormon insulin giảm hoặc mất khả năng tiết ra hormon trên, gây nguy hiểm tính mạng. dấu hiệu mắc bệnh dễ nhận biết do sự tiến triển bệnh nhanh.
Hiện nay, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ. Theo các chuyên gia bệnh chủ yếu do yếu tố di truyền và tác động của môi trường. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu người thân trong gia đình mắc bệnh. Và ngoài ra một số hóa chất cũng gây phá hủy tế bào β dẫn tới mắc bệnh.
Tuýp 2
Bệnh này chiếm tỷ lệ cao khoảng 90 - 95% người bệnh, phổ biến gặp ở người trên 40 tuổi. Tuy nhiên hiện nay số ca mắc có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều người mắc ở tuổi 30 và thanh niên.
Bệnh không có biểu hiện rõ ràng, thường phát hiện bệnh khi tình cờ đi xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật, khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bị nhiễm trùng,…
Ngoài ra, còn có bệnh tiểu đường khi mang thai và một số thể khác.
Đái tháo đường khi mang thai
Bệnh do sự bất thường trong quá trình carbohydrate trao đổi khi mang thai. Bệnh sẽ hết sau khi bạn sinh con. Bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi nếu không kịp thời chữa trị.
Tiểu đường trong thời kỳ mang thai rất phổ biến
Nguyên nhân do quá trình mang thai, các kích tố giúp duy trì thai kỳ được nhau thai tạo ra. Tuy nhiên những kích tố trên làm khả năng kháng insulin tăng. Vì vậy lượng insulin sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến lượng đường trong máu tăng.
3. Triệu chứng của bệnh
Dưới đây là những triệu chứng điển hình các bạn nên nhớ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có triệu chứng nhẹ hơn nên khó nhận biết được bệnh.
-
Người mệt mỏi, không có sức sống.
-
Mắt cảm giác mờ, nhìn lóa hoặc không rõ vật.
-
Vết thương lâu khỏi và dễ bị viêm loét.
-
Đối với đái tháo đường tuýp 1, cân nặng bị giảm trầm trọng dù ăn nhiều hơn.
-
Đối với đái tháo đường tuýp 2, thường có các biểu hiện ngứa ran, đau, tê tay hoặc chân.
Bệnh tiểu đường khiến người bị thường xuyên đi tiểu nhiều
Tuy nhiên dấu hiệu bệnh ban đầu nhẹ nhưng khi xảy ra biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
4. Các biến chứng của bệnh
Do mức đường huyết trong máu cao dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tim, mạch máu, thân, răng, mắt, thần kinh và các bệnh nhiễm khuẩn. Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cao và dễ đột qụy. Người mắc bệnh võng mạc mắt nếu để lâu có thể gây mù. Và đặc biệt đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận. Nếu không chữa trị kịp thời, nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong cao.
Bệnh võng mạc mắt - biến chứng bệnh tiểu đường
Đối với biến chứng ở phụ nữ mang thai cần phải được theo dõi cẩn thận và kiểm soát thật tốt tình trạng bệnh tránh ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ. Bệnh có thể ảnh hưởng tới sự sinh nở, chấn thương ở thai nhi và mẹ, lượng đường trong máu giảm khi trẻ sinh ra. Thai nhi nếu bị phơi nhiễm trong thời gian dài với lượng glucose máu cao có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh đái tháo đường sau này.
5. Phương pháp chẩn đoán
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh như:
-
Xét nghiệm máu: chẩn đoán nồng độ đường lúc đang đói, khi ăn và sau khi ăn xong.
-
Xét nghiệm định lượng HbA1C: đánh giá sơ bộ lượng đường trong máu trong 3 tháng.
-
Chụp CT thận: giúp phát hiện các bệnh lý về thận cũng như đánh giá xem có biến chứng thận hay không.
-
Siêu âm mạch: Hiện nay siêu âm đang là phương pháp đơn giản đánh giá xơ vữa mạch máu - một trong các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường.
-
Chụp CT mạch vành: đánh giá mức độ xơ vữa, hẹp của động mạch cấp máu cho tim, dự đoán nguy cơ nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân đái tháo đường.
Với các phương pháp trên thì bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để thăm khám và điều trị để có kết quả tốt nhất.
6. Xét nghiệm tiểu đường tại MEDLATEC
Việc lựa chọn nơi thăm khám uy tín, dịch vụ tốt là mong muốn của bất kỳ bệnh nhân nào. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế đã được trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại giúp phát hiện bệnh đái tháo đường nhanh chóng, chính xác.
Trong đó, MEDLATEC là địa chỉ được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm khám và chữa bệnh hơn 24 năm, MEDLATEC là nơi sở hữu đội ngũ y bác sĩ hùng hậu, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, hiện bệnh viện đầu tư rất nhiều cho cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, nhằm đem đến những kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng các độc giả đã nắm bắt được thông tin về bệnh đái tháo đường. Đừng chủ quan khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất nhằm nâng cao khả năng chữa khỏi. Khi gặp vấn đề về sức khỏe và cần được tư vấn, hãy liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.