Tết đến, xuân về là dịp để nghỉ ngơi và sum họp bên mâm cơm gia đình ấm cúng. Thế nhưng với gia đình có người tiểu đường thì đây lại là vấn đề khó do chế độ ăn uống của người bệnh khá nghiêm ngặt. Bệnh nhân tiểu đường đừng bỏ qua những thông tin “vàng” do chuyên gia khuyến cáo để ngày Tết được trọn vẹn mà không còn lo lắng về chỉ số đường huyết tăng cao.
20/01/2023 | Chế độ dinh dưỡng bảo vệ bé khỏe ngày Tết, giữ tròn sức đề kháng, cả nhà đều vui 19/01/2023 | Bỏ ngay tâm lý "ăn Tết đã rồi tính" nếu không muốn những mối nguy sức khỏe nguy hiểm "rình rập" 16/01/2023 | Lịch làm việc Tết Nguyên đán tại Hệ thống Y tế MEDLATEC 14/01/2023 | “Bệnh vào từ miệng” - Những cách kiểm soát trong tầm tay để vui đón Tết, mừng Xuân mới
Ám ảnh kiêng khem ngày Tết: Nỗi niềm muôn thuở của người mắc bệnh tiểu đường
Tết đến xuân về là dịp các gia đình sum họp, các cuộc vui chơi, hội hè, nên những bữa ăn trong những dịp này từ đó mà cũng nhiều hơn, đầy đủ hơn với tần suất liên tục.
“Mâm cao cỗ đầy” ngày Tết rất đa dạng, thường chứa rất nhiều tinh bột, dầu mỡ với hàm lượng chất béo cao, sẽ là nguy cơ tiềm tàng khiến đường huyết rối loạn, đặc biệt là đối với người cao tuổi đã có tiền sử tiểu đường.
Đặc biệt nhịp sinh hoạt đảo lộn vào dịp Tết, cùng việc sử dụng nhiều hơn các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, không có thời gian để tập thể dục thường xuyên, cũng là yếu tố khiến bệnh đái tháo đường trở nặng.
Thực đơn dinh dưỡng ngày Tết là nguy cơ tiềm tàng khiến đường huyết rối loạn
Hai năm “sống chung” với bệnh tiểu đường cũng là hai cái Tết, ông Nguyễn Thu Mùi (58 tuổi, Hà Nội) cảm thấy như cực hình khi phải chật vật chống chọi lại sự cám dỗ từ những mâm cơm thịnh soạn, hấp dẫn.
Kể về hai Tết trước, bà Mùi cười gượng gạo “Tết mất vui vì ăn chẳng dám ăn, uống chẳng dám uống, đến nỗi khách đến nhà, chủ nhà chỉ ngồi... khơi khơi đầu đũa”.
Dù đã được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, song bà vẫn kiên quyết nói không với bất cứ thứ gì liên quan đến ngọt, kể cả hoa quả như cam, bưởi. Khẩu phần ăn cũng giảm đáng kể, mỗi bữa chỉ lưng bát cơm, nhiều rau xanh, đậu phụ, hạn chế thịt, trứng, cá... Kết quả, do việc kiêng khem quá nên khi đi khám, bác sĩ kết luận bà bị suy dinh dưỡng.
Vui xuân mới không quên quy tắc “kiềng 3 chân”
Theo ThS. BS Nguyễn Quỳnh Xuân - Chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Có một thực tế là số bệnh nhân tiểu đường nhập viện sau mỗi dịp Tết Nguyên đán luôn tăng so với trong năm. Cá biệt, có không ít trường hợp bệnh nhân ở trong trạng thái hôn mê nguy kịch, do đường máu tăng cao hoặc hạ đường huyết quá mức do chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học trong những ngày này”.
Cũng theo ThS. BS Xuân, dù hòa nhịp vào không khí vui vẻ, sôi động của dịp Tết, người bệnh vẫn cần lưu ý không được bỏ quên quy tắc “kiềng 3 chân” bao gồm: chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và kiểm soát đường huyết, cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống: Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vào những ngày bình thường kiểm soát rất tốt chế độ ăn uống, nhưng vào dịp Tết lại “buông lỏng kỷ luật”. Người bệnh nên hạn chế các đồ ngọt, đồ béo, ăn nhiều trái cây, rau củ quả và tham khảo ý kiến bác sĩ để thiết kế thực đơn an toàn cho ngày Tết.
- Hoạt động thể lực: Ngày Tết, người bệnh cũng vẫn nên duy trì thói quen vận động thể dục hàng ngày như đi bộ, đạp xe… (ít nhất 30 phút), nếu không tập được thì có thể thay thế bằng các công việc chân tay, dọn dẹp trong nhà, tránh ngồi nhiều xem tivi, tiếp khách, ăn uống. Nên ăn nhẹ trước khi tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngày Tết có cường độ cao vì người bệnh, đặc biệt bệnh nhân tiêm insulin có nguy cơ hạ đường huyết trong và sau khi tập luyện.
- Kiểm soát đường huyết: Trong giai đoạn nghỉ Tết và đi chơi Tết, người tiểu đường cần đảm bảo giám sát thật tốt đường huyết. Việc kiểm soát tốt đường huyết sẽ vừa giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của đường huyết tăng, người bệnh sẽ có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày, đồng thời có những phương án xử lý tránh những biến chứng nguy hiểm.
Kiểm soát đường huyết giúp người bệnh nhận biết sớm các dấu hiệu tăng đường huyết
Thưởng Tết an vui, xua tan nỗi ám ảnh tăng đường huyết cùng MEDLATEC
Để vui vẻ đón xuân và tận hưởng một cái Tết trọn vẹn - an toàn, người bệnh tiểu đường cần chủ động chuẩn bị và luôn trong tình trạng “sẵn sàng” về sức khỏe:
- Trước Tết, người bệnh cần tái khám để xác định lại chỉ số đường huyết, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ đưa ra một chế độ dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý trong những ngày Tết.
- Sau Tết, người bệnh cũng “lắng nghe” cơ thể để nhận biết các thay đổi khác thường về vấn đề tiểu đường từ đó có xử lý phù hợp.
Nằm trong chuỗi chương trình tri ân Quý khách hàng nhân dịp Tết Quý Mão, từ ngày 1/1 - 5/2/2023, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC miễn phí Gói xét nghiệm kiểm tra sức khỏe trên toàn quốc, gồm:
- Xét nghiệm Cholesterol, Glucose (máu), AST (GOT), ALT (GPT) (áp dụng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC và dịch vụ xét nghiệm tận nơi);
- Siêu âm ổ bụng (áp dụng tại Hệ thống Y Tế MEDLATEC).
Xuân Quý Mão 2023, MEDLATEC tri ân Quý khách hàng trên cả nước món quà sức khỏe ý nghĩa
Quý khách hàng có thể dễ dàng đăng ký tham gia chương trình qua các kênh sau:
- Landingpage chương trình: TẠI ĐÂY
- Ứng dụng y tế My Medlatec (có thể cài đặt trên hai nền tảng App Store & Google Plays);
- Facebook Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: TẠI ĐÂY
- Hotline 1900 56 56 56.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc, phục vụ khách hàng xuyên Tết. Bên cạnh đó, trong những ngày Tết, các cơ sở y tế của Hệ thống Y tế MEDLATEC đều luôn duy trì đội ngũ nhân viên y tế trực. Do đó, nếu có nhu cầu thăm khám trong dịp Tết, khách hàng có thể đến ngay các cơ sở y tế thuộc hệ thống MEDLATEC gần nhất trên toàn quốc.