Theo thông tin từ Bộ Y tế, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường những năm gần đây đang gia tăng một cách đột biến. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân và cập nhật những thông tin cần thiết để có thể nhận biết được triệu chứng bệnh tiểu đường sớm nhất.
06/11/2020 | Tìm hiểu chi tiết về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường 05/11/2020 | Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 09/10/2020 | Thực phẩm cho người tiểu đường giúp kiểm soát bệnh tốt nhất
1. Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có những loại nào?
Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi với cái tên bệnh đái tháo đường) là một bệnh lý mà lượng đường trong máu con người tăng lên một cách bất thường, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là vì mức độ insulin trong cơ thể chúng ta bị rối loạn (tăng hoặc giảm không kiểm soát). Chính vì điều này mà người bị đái tháo đường luôn cần được điều trị thường xuyên, đảm bảo lượng đường huyết ở mức bình thường nhất có thể.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường có thể bắt nguồn từ việc: bị giảm cân bất thường, hay mệt mỏi, tê mỏi chân tay, hay bị khô miệng, háo nước, ăn uống bất thường,...
Bệnh tiểu đường có mấy loại?
Dựa vào các đặc điểm, nguyên nhân và tình trạng bệnh lý người ta đã chia ra bệnh đái tháo đường ra thành 3 loại chính là: Tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2 và tiểu đường thứ phát hay tiểu đường thai kỳ.
Mỗi dạng bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên môn đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau để có được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, việc nhận biết rõ các triệu chứng bệnh tiểu đường mà bạn có thể đang mắc phải ở 1 dạng nào đó là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường là do sự mất cân bằng insulin trong cơ thể
Thông thường thì bệnh đái tháo đường có các triệu chứng khá mơ hồ, khá giống với các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là lượng Glucose trong cơ thể sẽ tăng lên bất thường mà việc kiểm tra chính xác thì không phải ai cũng có thể tự làm tại nhà.
Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1:
Tình trạng bệnh đái tháo đường thường diễn ra khá nhanh, có thể chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần vì vậy gia đình và người bệnh phải thật sự lưu ý.
-
Hay cảm thấy đói, lúc nào cũng muốn ăn nhưng cơ thể lại mệt mỏi, khó chịu. Khi bạn cung cấp thức ăn vào cơ thể thì chúng sẽ được chuyển thành glucose để giúp các tế bào sử dụng, tạo thành năng lượng cho cơ thể. Song song với việc đó, insulin sẽ có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ được glucose, nhưng nếu có vấn đề với insulin thì quá trình này sẽ bị tắc nghẽn hoặc rối loạn. Các tế bào không thể tạo ra năng lượng khiến cho cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.
-
Tiểu tiện nhiều hơn mức bình thường: Thông thường một người trưởng thành sẽ đi tiểu không quá 8 lần mỗi ngày, nhưng người bị bệnh đái tháo đường có thể sẽ có tần suất đi vệ sinh nhiều hơn và thậm chí lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường.
-
Miệng người bệnh hay bị khô và khát nước, da bị ngứa ngáy. Nguyên nhân chính là do đi tiểu nhiều lần khiến cơ thể mất nước, xuất hiện hiện tượng miệng khô, luôn háo nước và da dẻ cũng khô cằn gây ngứa ngáy.
-
Sút cân nhanh, thị lực giảm,...
Sụt cân nhanh cũng có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2:
Ở dạng này, người bệnh thường sẽ không xuất hiện các dấu hiệu dễ nhận biết như triệu chứng bệnh tiểu đường type 1. Vì vậy khả năng phát hiện bệnh sớm là rất khó khăn kéo theo việc điều trị cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Bệnh đái tháo đường type 2 chỉ có thể được xác định nếu bạn vô tình có các xét nghiệm glucose máu hay xuất hiện các biến chứng có thể nhận thấy như việc khó lành các vết thương hở. Một số dấu hiệu sau đây cũng có thể là cơ sở để người bệnh xác định nguyên nhân có phải do đái tháo đường gây ra hay không.
-
Các vết thương, vết cắt lâu lành: Thông thường các vết thương nhỏ, vết loét sẽ được các tế bào trong cơ thể tự chữa lành trong một khoảng thời gian không lâu. Nhưng vì lượng đường huyết cao người bệnh đái tháo đường sẽ khó lành vết thương trong khoảng thời gian ngắn.
-
Người bệnh dễ bị nhiễm trùng nấm men: Tại các vùng da có nếp gấp và ẩm như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, xung quanh cơ quan sinh dục, dưới ngực, nách,... đều rất dễ bị nấm men.
Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ (hoặc tiểu đường thứ phát):
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có khả năng cao bị đái tháo đường thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng thức ăn cung cấp vào cơ thể quá nhiều so với mức bình thường và không khoa học. Chính bởi việc thai nghén, hay lầm tưởng rằng ăn càng nhiều thì con càng khỏe đã khiến cho các bà mẹ ăn vô tội vạ, không kiểm soát.
Trong trường hợp này, thường các mẹ bầu sẽ được các bác sĩ sản khoa theo dõi bệnh tình và chỉ định chế độ ăn phù hợp, sẽ không có vấn đề quá lớn nếu các bà bầu tuân thủ theo lời của bác sĩ.
Các mẹ bầu dễ bị mắc bệnh tiểu đường nếu không có chế độ ăn uống khoa học
3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, từ người già đến người trẻ, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng có khả năng bị mắc bệnh. Với sự tiên tiến của nền y học thì việc điều trị bệnh tiểu đường không phải khó khăn, tuy nhiên cũng không phải dễ dàng nếu như bệnh tình đã chuyển biến nặng. Chính vì vậy, việc nhận biết chính xác các triệu chứng bệnh tiểu đường sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và gia đình.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế có thể điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Một trong số đó cần phải kể đến đó là bệnh viện MEDLATEC. Bệnh viện có chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất y tế được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế. Thông qua tổng đài 1900 56 56 56, Gia đình bạn có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được các y bác sĩ tận tâm giúp đỡ