Tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo kết quả điều tra STEPwise do Bộ Y Tế thực hiện năm 2015, tỷ lệ người mắc toàn quốc là 4.1%, trong đó tiểu đường type 2 chiếm đến khoảng 90 đến 95% các trường hợp. Bệnh có diễn tiến âm ỉ, không có triệu chứng rõ ràng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
09/10/2020 | Thực phẩm cho người tiểu đường giúp kiểm soát bệnh tốt nhất 18/09/2020 | Tiểu đường thai kỳ - Bệnh đặc biệt nguy hiểm, nhưng dễ dàng phòng tránh 10/09/2020 | Bật mí cách kiểm tra Glucose trong cơ thể để phòng bệnh tiểu đường
1. Thông tin tổng quan về bệnh
Bệnh còn được biết đến với tên gọi khác là tiểu đường không phụ thuộc Insulin. Khi mắc bệnh này, cơ thể giảm khả năng chịu ảnh hưởng của hormone Insulin hoặc không sản xuất đủ lượng hormone này để duy trì ở mức độ bình thường.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), toàn thế giới có khoảng 415 triệu người ở độ tuổi từ 20 đến 79 bị bệnh tiểu đường, dự đoán đến năm 2040 con số này sẽ đạt đến 642 triệu người, nghĩa là cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh.
Tại Việt Nam, theo thống kê năm 1990, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường chỉ là 1.1% ở Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh là 2.25%. Theo báo cáo năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương chỉ ra rằng: Người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 2 chiếm tỷ lệ là 5.42%. Tính đến năm 2015, có đến 392 triệu người được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2 so với con số khoảng 30 triệu người theo thống kê năm 1985.
Ngoài ra, do lối sống hiện đại, việc sử dụng các thực phẩm không thích hợp ngày càng nhiều, kèm theo đó là hạn chế trong luyện tập thể dục thể thao ở trẻ em. Vì thế mà bệnh tiểu đường type 2 đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở lứa tuổi này. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thị giác, suy thận,...
Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thị giác
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp luyện tập thể thao phù hợp,...
2. Các biến chứng của tiểu đường type 2
Biến chứng cấp
Hạ Glucose huyết
Một số trường hợp dùng thuốc hoặc ăn kiêng quá mức có thể gây ra biến chứng này.
Những dấu hiệu hạ đường huyết thường thấy là tim đập nhanh, lo lắng, vã mồ hôi, lú lẫn, mệt mỏi, run,… kèm với đó là lời nói và cử chỉ chậm chạp.
Tăng nồng độ Glucose huyết quá cao
Bệnh nhân có thể gặp tình trạng chuột rút, yếu cơ, khát nước,… Biến chứng này nếu không được cấp cứu và điều trị kịp lúc có thể dẫn đến hôn mê.
Biến chứng mạn
Tim mạch
Đây là biến chứng được xếp vào loại nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường type 2, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc. Đường huyết trong máu tăng cao và kéo dài có thể gây ra những bệnh lý như huyết áp cao, động mạch vành, rối loạn chuyển hóa lipid,... dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Thần kinh
Tình trạng glucose máu tăng cao sẽ làm tổn thương những dây thần kinh trên khắp cơ thể, đặc biệt là các chi và bàn chân. Biến chứng tổn thương thần kinh ở người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, mất cảm giác hoặc hoại tử nặng ở chân.
Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường type 2 phải cắt cụt chi là rất cao hiện nay, thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật này nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sang những hệ cơ quan khác.
Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường type 2 phải cắt cụt chi là rất cao
Thận
Các biến chứng mạch máu nhỏ làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận, đặc biệt với những trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trước đó, nguy cơ suy thận sẽ rất cao với nhóm đối tượng này. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nên theo dõi và duy trì huyết áp cũng như nồng độ glucose huyết ổn định để hạn chế tối đa biến chứng.
Mắt
Hầu hết những người mắc tiểu đường type 2 đều có nguy cơ cao phát triển các bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa. Do vậy, nếu người bệnh nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường như mắt mờ, mỏi mắt thường xuyên và nhanh chóng thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, để hạn chế biến chứng này thì việc giữ mức đường huyết ổn định cũng như cân bằng các chỉ số huyết áp là rất cần thiết, giúp người bệnh tránh được nguy cơ mù lòa.
Nên theo dõi và duy trì huyết áp cũng như nồng độ glucose huyết ổn định để hạn chế tối đa biến chứng
Biến chứng thai kỳ
Phụ nữ có thai nếu mắc bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sự an toàn của bào thai. Dẫn đến nhiều nguy cơ như: trẻ bị thừa cân, nguy cơ sinh non và ngạt sau sinh,...
3. Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Do đó, phòng ngừa từ sớm được xem là điều rất quan trọng. Không giống như tiểu đường type 1, bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng các chế độ ăn uống, luyện tập,… Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa được các chuyên gia khuyến cáo:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, bạn cần thực hiện chế độ ăn sau đây để phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2:
Ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
-
Tránh sử dụng thức uống có cồn vì sẽ làm cho gan không giải phóng được glucose.
-
Ưu tiên sử dụng những loại thịt hải sản, gia cầm, hạn chế thịt đỏ.
-
Hạn chế tối đa các loại thực phẩm ngọt như mứt, gạo, socola,…
Có chế độ luyện tập thể thao phù hợp
Theo chuyên gia, mỗi người nên đi bộ trung bình 30 phút mỗi ngày, thực hiện đều đặn, thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Tóm lại, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường type 2 đang ngày càng gia tăng do lối sống hiện đại, biến chứng của căn bệnh này rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Do đó, hãy thường xuyên theo dõi mức đường huyết cũng như đảm bảo chỉ số huyết áp ổn định là điều cần thiết. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ với MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí qua tổng đài: 1900 56 56 56.