Hiện tượng lệch khớp cắn xảy ra khá phổ biến và không những khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng mà còn tác động không nhỏ tới tâm lý của “khổ chủ”. Do đó, sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn cần lựa chọn phương án phù hợp nhất để sớm cải thiện nụ cười trên môi.
25/05/2022 | Niềng răng invisalign là gì? Có hiệu quả hơn niềng răng thông thường không? 26/02/2022 | Những điều nên biết trước khi niềng răng mắc cài trong suốt 04/01/2021 | Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng?
1. Tác hại khôn lường của lệch khớp cắn
Khi các răng cắn không khớp nhau làm giảm hiệu quả trong việc nhai, cắn hoặc nghiền thức ăn thì được gọi là bị lệch khớp cắn. Khi đó các răng mọc chen chúc vào nhau, có răng thì chìa ra còn có răng thì cụp vào quá mức. Biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất trong trường hợp này đó là niềng răng, thậm chí là phẫu thuật nếu tình trạng răng mọc lệch khớp cắn nghiêm trọng.
Các trường hợp bị lệch khớp cắn
Nếu không xử lý sớm, lệch khớp cắn sẽ gây nên những tác hại sau:
-
Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng tiêu cực: viêm lợi, sâu răng, mất răng vĩnh viễn,...;
-
Cản trở chức năng nhai nuốt và nghiền nát thức ăn;
-
Phát âm không chuẩn;
-
Làm mòn, hủy hoại men răng hoặc tổn thương xương hàm;
-
Mất tự tin khi giao tiếp, gián tiếp gây bất lợi trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội. Về lâu dài sẽ trở thành bóng đen tâm lý ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh trước mặc cảm ngoại hình.
2. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây lệch khớp cắn
Có thể dễ dàng nhận thấy các trường hợp bị lệch khớp cắn thông qua những biểu hiện như sau:
-
Khó chịu mỗi khi nhai, cắn, nghiền nát thức ăn;
-
Răng mọc khấp khểnh, không theo trật tự, hai hàm không khép kín khi cắn chặt răng lại;
-
Khuôn miệng thay đổi (hô hoặc móm);
-
Giọng nói thay đổi, đôi khi bị ngọng;
-
Hay cắn phải má trong hoặc cắn phải lưỡi khi đang ăn, khi nói chuyện;
-
Thường xuyên thở bằng miệng.
Lệch khớp cắn xảy ra khi răng mọc khấp khểnh không theo hàng lối trật tự nào
Dưới đây là các nguyên nhân giải thích cho hiện tượng lệch khớp cắn:
-
Di truyền sai hình xương: đây là nguyên nhân thường gặp nhất đó là khi các thế hệ trong gia đình đều có chung một tình trạng lệch khớp cắn tương tự nhau;
-
Xương hàm trên và xương hàm dưới khác nhau về kích thước;
-
Những người bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi,...;
-
Mất răng, răng thừa, hình dạng răng bất thường, răng bị va đập mạnh;
-
Thói quen từ thuở bé như đẩy lưỡi, mút ngón tay, lạm dụng ti giả mọi lúc mọi nơi ngay cả khi đã được 3 tuổi, cai bình sữa muộn,...;
-
Chấn thương nặng khu vực răng hàm mặt khiến xương hàm bị sai lệch;
-
Hàm và miệng xuất hiện khối u;
-
Phương pháp niềng răng, thiết bị nha khoa, vật liệu hàn răng không phù hợp.
3. Lệch khớp cắn được chia thành mấy loại?
Có 3 nhóm chính khi xếp loại lệch khớp cắn:
-
Loại 1: đặc điểm là xương hàm trên và hàm dưới khá cân đối, ở đúng vị trí và nhìn chung có vẻ hài hòa. Tuy nhiên các răng lại mọc chen chúc, cái thò ra cái thụt vào hoặc bị thưa không theo trật tự nhưng không hô, không móm;
-
Loại 2: là khi răng bị hô, vẩu, khớp cắn sâu do hàm trên bị chìa ra quá nhiều so với hàm dưới, có khi còn che phủ cả diện tích răng hàm dưới. Loại này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong ăn uống;
-
Loại 3: là khớp cắn ngược hay răng móm. Trái ngược với loại 2 thì loại này răng cửa hàm dưới chìa ra quá mức, bọc cả răng trên. Nếu bị móm nặng, cằm của bệnh nhân còn có thể đưa hẳn ra phía trước. Những người bị lệch khớp cắn loại 3 thường có gương mặt mất cân đối và ảnh hưởng đến khả năng vận động của hàm.
4. Phương pháp điều trị lệch khớp cắn
Nhằm cải thiện tình trạng lệch khớp cắn, một số phương pháp sau đã được áp dụng thành công trong nhiều trường hợp:
4.1. Nhổ bớt răng
Nếu đối tượng bị lệch khớp cắn và trẻ em và thiếu niên với hàm răng mọc chen chúc thì bước đầu tiên cần làm đó là nhổ bớt răng sữa đi. Điều này giúp răng vĩnh viễn có chỗ để mọc lên trừ những trường hợp bắt buộc thì bác sĩ mới nhổ bỏ răng vĩnh viễn.
4.2. Chỉnh răng bằng khí cụ chuyên dụng
Trẻ nhỏ thường được áp dụng phương pháp này, đó là một dạng khí cụ chỉnh răng hay còn được biết đến với tên gọi thông dụng là niềng răng tháo lắp kim loại. Dụng cụ này bao gồm 2 cơ quan: khung kim loại gắn liền với vòm miệng bằng nhựa, có tác dụng giúp di chuyển vị trí của các răng và uốn nắn cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng.
Niềng răng sẽ giúp cải thiện tình trạng lệch khớp cắn
Đối với bệnh nhân là người lớn thì có thể vận dụng tới phương pháp niềng răng trong suốt. Máng niềng được chế tác theo kích thước và đặc điểm khuôn răng của từng người. Chúng sẽ áp sát vào răng, được căn chỉnh chi tiết để tạo lực khiến các răng di chuyển trên cung hàm. Người dùng có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng khi ăn uống hoặc những lúc cần về sinh răng miệng.
4.3. Gắn mắc cài cho răng
Gắn mắc cài hay niềng răng mắc cài cũng có công dụng di chuyển răng một cách từ từ, khắc phục hiện tượng lệch khớp cắn. Nhờ sự nhất quán trong lực kéo của mắc cài sẽ giúp xương ổ răng được định hình lại, nhờ đó răng được sắp xếp theo trật tự đúng chuẩn. Phương pháp này không những áp dụng thành công cho trẻ em mà còn giúp đem lại hiệu quả cao đối với người trưởng thành.
Mặc dù niềng răng sẽ giúp đưa tổ chức răng về với trật tự phù hợp, nhưng sau khi tháo niềng nhiều trường hợp đã xảy ra tình trạng “chạy răng" về vị trí ban đầu. Do đó sau khi hoàn thành liệu trình chỉnh răng bằng mắc cài, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì trong suốt - một loại khí cụ giữ răng để tránh nguy cơ răng bị xê dịch.
4.4. Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm có thể được áp dụng trong việc cải thiện vấn đề lệch khớp cắn do nguyên nhân di truyền hoặc chấn thương gãy xương hàm mà chưa vận dụng được phương pháp nào phù hợp. Phẫu thuật hàm chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã đủ điều kiện trên 18 tuổi kết hợp với phương pháp niềng răng. Bởi vì ở độ tuổi này cấu trúc răng đã tương đối ổn định và đã kết thúc quá trình phát triển.
Lệch khớp cắn là tình trạng khiến nhiều người cảm thấy tự ti, gặp khó khăn trong sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày. Do vậy, để ngăn chặn những phiền toái không mong muốn do đặc điểm này gây ra, bạn hãy sớm đến các cơ sở uy tín để điều trị.
Một trong những địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa đó chính là Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ cho việc thăm khám và điều trị trở nên hiệu quả hơn. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là câu trả lời hợp lý dành cho những ai còn đang băn khoăn không biết nên đi khám răng ở đâu thì hợp lý.
Hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được giải đáp và tư vấn chi tiết hơn bạn nhé!
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội