Cho tới hiện tại, số người tử vong hoặc bị dị ứng vì tai biến mạch máu não ngày càng tăng. Hơn nữa, bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Vì thế, việc phòng tránh tai biến mạch máu não càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh vô cùng nguy hiểm này.
14/10/2020 | Nhồi máu não: bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm ai cũng cần biết 15/05/2020 | Tai biến mạch máu não là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu cơ bản 17/12/2019 | Chuyên gia cảnh báo mùa lạnh, người già dễ tai biến mạch máu não
1. Những dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu đến não. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến tế bào não chết, có thể để lại di chứng nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Nguy cơ tử vong cao vì tai biến mạch máu não
Bệnh được chia làm hai loại, đó là xuất huyết não và nhồi máu não.
Nhồi máu não: Là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch khiến cho một vùng não sẽ không được cung cấp máu. Từ đó dẫn tới não bị thiếu máu, thiếu oxy quá mức và xảy ra tình trạng chết não.
Xuất huyết não: Là khi một mạch máu bị vỡ khiến máu thấm vào mô não gây ra sự tổn thương cho tế bào não.
Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não:
-
Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt không rõ nguyên nhân.
-
Mặt buồn và bị méo một bên: Khi lượng máu cung cấp đến não bị giảm, đồng thời lượng oxy cũng giảm khiến cho dây thần kinh bị tổn thương và có những tác động nhất định đến cơ mặt. Vì thế, khuôn mặt của người bệnh có thể bị tê liệt một phần, bị méo và có vẻ buồn rầu.
-
Giảm khả năng cử động của một bên cánh tay: Khi bị tai biến, người bệnh sẽ thấy 1 bên cánh tay hoặc chân buông thõng, mất cảm giác.
-
Thị lực của người bệnh giảm dần vì khi không được cung cấp đủ oxy thì hoạt động của thùy não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng và người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực, mắt nhòe hoặc nhìn mờ có thể kèm theo ù tai.
-
Bệnh nhân rất khó khăn khi nói, hoặc ko thể kiểm soát lời nói của mình, đôi khi chính bản thân họ cũng không biết mình đang nói gì.
-
Hoa mắt, chóng mặt: Đây là một trong những biểu hiện phổ biến của tình trạng thiếu máu não.
-
Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, di chuyển vì lượng máu lên não đang bị giảm nhanh chóng.
-
Nấc: Hiện tượng nấc vốn rất bình thường. Nhưng ít ai ngờ rằng, đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo trước của tình trạng tai biến.
-
Khó thở, tim đập nhanh.
-
Ở giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng thường gặp như rối loạn hệ thần kinh (là tình trạng thần kinh kém hay thần kinh bất thường, một số trường hợp có kèm theo ảo tưởng, ảo giác), hội chứng màng não (bao gồm hội chứng kích màng não, triệu chứng về dịch não tủy và triệu chứng tổn thương não),...
Trong số những biểu hiện kể trên, triệu chứng tổn thương não được cho là biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng nhất. Người bệnh có biểu hiện lơ mơ, mơ sảng hoặc rơi vào hôn mê, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, có thể liệt hoặc tổn thương các dây sọ não, đặc biệt là dây số VI.
Khi hôn mê, người bị tai biến mạch máu não thường hôn mê sâu và nặng, kèm theo đó là một số biểu hiện như sắc mặt tái nhợt, thở to, khó nuốt, mất phản xạ giác mạc và đồng tử mắt.
Người bệnh bị đau đầu dữ dội
Tùy vào vùng não bị tổn thương mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau và một bệnh nhân có thể xuất hiện vài triệu chứng như trên. Nhưng những dấu hiệu này diễn ra vô cùng nhanh, đôi khi chỉ thoáng qua. Một số trường hợp triệu chứng nhanh chóng biến mất khiến người bệnh chủ quan không nghĩ rằng mình đang gặp nguy hiểm.
2. Phải làm sao khi xuất hiện dấu hiệu tai biến
Khi nhận thấy bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nêu trên thì bạn cần phải đưa họ đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Thậm chí, thời gian để cứu sống được người bệnh lúc này chỉ còn tính bằng phút.
Thăm khám định kỳ để tầm soát bệnh
Một số cách sơ cứu đối với bệnh nhân bị tai biến:
-
Quan sát kỹ tình trạng bệnh nhân để khai báo với nhân viên y tế. Đây sẽ là những thông tin rất quan trọng để cứu chữa bệnh nhân.
-
Nên để bệnh nhân ở nơi thoáng mát và để bệnh nhân gối cao 30 đến 45 độ.
-
Nới lỏng quần áo cho người bị nạn.
-
Trong trường hợp bệnh nhân bị nôn thì cần nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên, để tránh đờm dãi chảy vào mũi hoặc phổi.
-
Nếu người bệnh có xảy ra tình trạng co giật thì cần để một chiếc đũa giữa hai hàm răng của người bệnh nhằm mục đích tránh để bệnh nhân bị cắn lưỡi trong quá trình bị co giật.
-
Cần nhanh chóng kêu gọi sự trợ giúp của mọi người xung quanh, đồng thời gọi đến đường dây nóng 115 hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. Không nên cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ loại thực phẩm nào vì sẽ khiến bệnh nhân dễ bị sặc và nghẹt thở.
3. Những phương pháp phòng tránh tai biến mạch máu não
Để phòng tránh tai biến mạch máu não, bạn cần lưu ý những điều sau:
Kiểm soát tốt bệnh lý: Những người bị bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, mắc những bệnh về tim mạch,… nên điều trị bệnh tích cực để kiểm soát bệnh hiệu quả. Cần phải tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, uống thuốc theo đơn của bác sĩ và nếu có dấu hiệu bất thường cần phải đến khám để xử lý kịp thời. Kiểm soát tốt bệnh lý chính là cách giúp phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả nhất.
Vận động để cải thiện sức khỏe, kiểm soát bệnh tật
Giữ thói quen sống tích cực:
-
Không nên uống rượu bia, không hút thuốc lá và không nên sử dụng những chất kích thích.
-
Không nên để cơ thể ở tình trạng thừa cân béo phì, duy trì mức cân nặng hợp lý.
-
Vận động, tập thể dục hàng ngày, nên tập mỗi lần ít nhất 30 phút và tập ít nhất 5 buổi/tuần.
-
Không nên để tinh thần bị căng thẳng kéo dài.
-
Nên có một chế độ ăn uống hợp lý: nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn quá mặn, không ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán,…
-
Nên đều đặn kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể và xử trí càng sớm càng tốt.
-
Khi có các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ, hoặc bất cứ những dấu hiệu bất thường nào khác thì cần nhập viện càng sớm càng tốt.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về phòng tránh tai biến mạch máu não, nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết.