Chứng ngủ rũ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao? | Medlatec

Chứng ngủ rũ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Chứng ngủ rũ khiến bệnh nhân rất khó kiểm soát được cơn buồn ngủ. Ngoài việc gây ra nhiều phiền toái, căn bệnh này còn có thể tác động xấu đến sức khỏe thể chất của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.


27/09/2022 | Còn trẻ đã bị mắc chứng ngủ rũ phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?
01/07/2022 | Hiện tượng ngủ rũ ở trẻ em là gì, có đáng lo ngại không?

1. Các triệu chứng của bệnh ngủ rũ

Ngủ rũ là một dạng rối loạn thần kinh được chia thành 2 dạng chính (ngủ rũ tê liệt nhất thời, ngủ rũ không tê liệt nhất thời). Bệnh có thể gây ra những triệu chứng như sau: 

Ngủ rũ thường xảy ra vào ban ngày

Ngủ rũ thường xảy ra vào ban ngày

- Ngủ rất nhiều vào ban ngày: Người bệnh có thể dễ dàng ngủ ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào mà không thể xác định trước, kể cả ban ngày. 

- Bóng đè: Tình trạng này chỉ kéo dài khoảng vài giây hay vài phút nhưng lại có thể gây ra tâm lý hoang mang, hoảng sợ cho người bệnh. Bóng đè diễn ra trong giấc ngủ. Khi đó, cơ thể của người bệnh bị tê liệt tạm thời, kèm theo những hành vi bất thường như nói mớ,… 

- Mất trương lực cơ đột ngột: Không phải ai mắc bệnh ngủ rũ cũng gặp phải triệu chứng này. Mất trương lực cơ đột ngột có thể chỉ xảy ra từ 1 đến 2 lần/ năm. Đó là những biểu hiện như nói lắp, cười đùa một cách quá mức, bất ngờ sợ hãi,… Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành động này có thể xảy ra từ vài giây đến vài phút. 

- Gặp ảo giác khiến người bệnh hoảng sợ, có thể xảy ra cả lúc bệnh nhân ngủ và khi bệnh nhân còn thức. 

- Ngoài các biểu hiện nêu trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, xuất hiện những hành vi lạ trong giấc mơ như đập tay, nói chuyện, la hét, cười đùa,…

2. Một số nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ rũ

- Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chứng ngủ rũ là tình trạng mất cân bằng hóa học của não. Hypocretin là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp cho trí não của chúng ta luôn tỉnh táo. Đa số những người mắc chứng bệnh này đều có hàm lượng Hypocretin thấp. 

- Trong một số trường hợp khác, ngủ rũ còn có thể là do một số vấn đề trong di truyền khiến cho quá trình sản xuất Hypocretin bị cản trở. Những trường hợp bệnh nhân bị tê liệt nhất thời, nguyên nhân gây bệnh có thể là do suy giảm các tế bào não có nhiệm vụ sản sinh Hypocretin. 

- Một số chấn thương hoặc các bệnh lý ở não cũng có thể dẫn tới chứng ngủ rũ. 

- Ngoài ra, bệnh còn có thể do một số nguyên nhân khác như bị nhiễm trùng, tiếp xúc với độc tố, thay đổi nội tiết tố, thay đổi lịch trình sinh hoạt,…

3. Chứng ngủ rũ nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời, chứng ngủ rũ có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của người bệnh. Cụ thể như sau: 

Ngủ rũ ảnh hưởng đến năng suất làm việc

Ngủ rũ ảnh hưởng đến năng suất làm việc

- Gây hiểu lầm: Người mắc bệnh ngủ rũ rất dễ bị hiểu lầm là người lười biếng hoặc làm việc không tập trung, không hiệu quả. 

- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Tình trạng ngủ nhiều vào ban ngày có thể gây ra tình trạng giảm ham muốn tình dục, ngủ quên khi đang “hành sự” hoặc bất lực với chuyện chăn gối,… Điều này có thể dẫn tới những ảnh hưởng nhất định trong quan hệ tình cảm. Bên cạnh đó, biểu hiện mất trương cơ lực như cười đùa phấn khích, hoảng sợ thái quá,… cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh,…

- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Nếu cơn ngủ rũ xảy ra khi bạn đang lái xe, hay nấu ăn hoặc khi lao động trên cao,… có thể khiến bạn gặp nhiều nguy hiểm. 

Ngủ rũ khi đang lái xe rất nguy hiểm

Ngủ rũ khi đang lái xe rất nguy hiểm

- Thừa cân, béo phì: Người mắc chứng bệnh này thường có xu hướng bị thừa cân, béo phì, gây ra những ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe thể chất của người bệnh. 

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ngủ rũ

4.1. Phương pháp chẩn đoán 

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp sau: 

- Thống kê lịch sử ngủ rũ một cách chi tiết, bao gồm cả mức buồn ngủ như thế nào. 

- Nhật ký buồn ngủ: Người bệnh nên ghi chép lại tình trạng ngủ của mình trong khoảng 1 đến 2 tuần. Hoặc bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đeo actigraph – là loại đeo tay giúp ghi lại mô hình giấc ngủ.

- Nghiên cứu về giấc ngủ: Là cách sử dụng điện cực đặt trên da đầu để kiểm tra các tín hiệu khi ngủ của người bệnh. 

- Thử độ trễ giấc ngủ để kiểm tra người bệnh sẽ ngủ thiếp đi sau bao lâu. 

4.2. Điều trị ngủ rũ bằng cách nào?

Tùy vào từng trường hợp các bác sĩ sẽ điều trị chứng ngủ rũ theo các phương pháp phù hợp. Trong đó, phương pháp phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn. Với những trường hợp có bệnh lý nền và đang sử dụng thuốc cần thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. 

Điều trị ngủ rũ theo đơn thuốc của bác sĩ

Điều trị ngủ rũ theo đơn thuốc của bác sĩ

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

+ Nên ngủ và thức dậy vào một thời gian nhất định trong ngày, kể cả những ngày nghỉ.

+ Nên có giấc ngủ ngắn (khoảng 20 phút) vào một thời điểm cố định trong ngày. Mục đích của giấc ngủ này là giúp cho cơ thể bạn được thư giãn và hạn chế những cơn ngủ rũ kéo đến. 

+ Không nên dùng chất kích thích, rượu bia và thuốc lá vào buổi tối để khiến cho những triệu chứng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. 

+ Người bệnh cũng nên thường xuyên vận động để giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày và có những đêm ngon giấc. Tuy nhiên, không nên tập thể dục quá sát giờ ngủ vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn khó ngủ hơn. 

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về chứng ngủ rũ hoặc các vấn đề khác về sức khỏe hay có nhu cầu đặt lịch khám, hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp