Thoái hóa khớp là nỗi lo lắng thường trực của rất nhiều người khi bước sang độ tuổi “gần chiều và xế chiều”. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ nghiêm trọng mà người mắc sẽ được bác sĩ chỉ định chữa trị theo các phương pháp khác nhau. Vậy cụ thể việc điều trị thoái hóa khớp có những phương pháp nào?
31/10/2020 | Những lưu ý về phương pháp tập luyện khi điều trị thoái hóa khớp gối 20/10/2020 | Những triệu chứng “cảnh báo” thoái hóa khớp và phương pháp điều trị bệnh 05/02/2020 | Nội soi rửa khớp gối điều trị thoái hóa khớp và những điều cần biết
1. Hiểu thêm về thoái hóa khớp
Những con số biết nói từ Bộ Y Tế Việt Nam cho thấy có đến 30% người trên 35 tuổi; 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp. Dù là bệnh tình phổ biến, nhưng có vẻ như thoái hóa khớp giai đoạn đầu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Không may đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống nhiều người.
Đối tượng phổ biến thường mắc thoái hóa khớp chính là người cao tuổi
Khái niệm và nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Trong một cơ thể, phần tiếp nối giữa hai đầu xương được gọi là khớp, bọc xung quanh khớp chính là các bao khớp. Để có thể cử động một cách uyển chuyển và dễ dàng, khớp cần nhờ tới sự trợ giúp của một lớp sụn mềm nằm giữa hai đầu xương, kết hợp với chất dịch nhầy bôi trơn (gọi là dịch khớp).
Trên thực tế, khớp bị thoái hóa không còn là bệnh lý xa lạ, đặc biệt với những người tầm trung và trở già. Khi mắc phải, phần bị tổn thương đầu tiên là sụn khớp, sau đó là xương dưới sụn, dây chằng, dịch khớp và các cơ nằm kế bên khớp.
Trong đó, một số loại thoái hóa khớp thường gặp gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt của người bệnh như:
Thoái hóa khớp ở bất kỳ vị trí nào cũng đều được hiểu là quá trình lão hóa có quy luật của tổ chức sụn (sụn bị bào mòn, rạn nứt). Nhiều nghiên cứu khoa học đưa ra đều nhận định, tuổi càng cao các tổn thương thoái hóa sẽ dần trở nặng. Vì vậy, nếu vẫn còn có thể thì nên can thiệp điều trị thoái hóa khớp kịp thời.
Tình trạng sụn bị lão hóa hay mài mòn sẽ khiến người bệnh gặp phải những cơn đau
Mặc dù tình trạng thoái hóa khớp xảy ra phần nhiều do yếu tố tuổi tác, nhưng đây lại không phải là lý do duy nhất. Còn có các nguyên nhân phổ biến khác như: di truyền, di chấn thương xảy ra ở khớp với người béo phì, hậu quả của tai nạn,...
Các giai đoạn thoái hóa khớp
Có 4 giai đoạn cụ thể mà người mắc bệnh lý thoái hóa khớp thường trải qua:
-
Giai đoạn nghi ngờ: Gần như không có biểu hiện đặc biệt (mất đi 10% sụn khớp).
-
Mức độ nhẹ: Bắt đầu phát hiện thấy một số dấu hiệu rõ nét hơn: sụn khớp bị nứt, khe khớp hẹp dần và xuất hiện gai xương.
-
Mức độ trung bình: sụn nứt thành từng mảng, có thể vỡ ra, dẫn tới lộ xương. Khe khớp bị thu hẹp một cách trầm trọng.
-
Mức độ nặng: Không còn khe khớp, hai đầu xương trực tiếp chạm vào nhau; mất đi 60% sụn.
Những biến chứng thường gặp nếu bệnh trở nặng là đau nhức, teo cơ, tàn phế, liệt,... Nếu ở giai đoạn nhẹ, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có hướng điều trị thoái hóa khớp kịp thời.
2. Có thể điều trị thoái hóa khớp nhờ phương pháp nào?
Dưới sự phát triển tốc độ của Y học, người mắc các bệnh về thoái hóa khớp có thêm nhiều cơ hội để hạn chế gặp phải những biến chứng nặng nề. Song, còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương sụn, các bác sĩ có thể đưa ra những liệu pháp điều trị thoái hóa khớp khác nhau.
Thực chất, việc điều trị thoái hóa khớp, bất kể là vị trí nào đều chỉ nằm ở phương pháp dự phòng, hơn là chữa dứt điểm. Trừ các trường hợp bệnh lý trở nên quá nặng, các bác sĩ mới can thiệp sâu hơn. Vì vậy, ngay cả khi không thể khỏi hẳn, người bệnh vẫn có thể cải thiện cơn đau, vận động linh hoạt và ngăn ngừa trường hợp xấu nhất.
Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc
Khi thoái hóa khớp còn ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ tư vấn với bệnh nhân một số cách điều trị không sử dụng thuốc như:
-
Bệnh nhân nên giảm cân khi cần thiết.
-
Tập các bài tập chống thoái hóa khớp, làm mạnh sức cơ,... Đồng thời ăn uống đủ dinh dưỡng.
-
Khuyên người bệnh bớt các tư thế chịu lực trên khớp như: bưng bê quá nặng, thường xuyên cúi lưng, ngồi xổm,... Đây đều là các tư thế sẽ làm xấu đi mặt bằng sụn.
-
Giảm đau nhờ vật lý trị liệu.
Nhờ cách điều trị này, bệnh nhân sẽ dễ dàng thích ứng được các cơn đau. Đồng thời mức độ xuất hiện các cơn đau cũng được giảm đi ít nhiều.
Điều trị dùng thuốc
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc giảm đau thường chỉ có tác dụng làm giảm đi các cơn đau, bất kể là theo đường uống, tiêm hay bôi ngoài da. Một số loại thuốc được sử dụng để chống thoái hóa nhưng có tác dụng rất chậm thường được sử dụng là Diacerein; Glucosamine Sulfate và Chondroitin Sulfate, Piascledine,...
Thuốc không thể chữa dứt điểm thoái hóa khớp
Ngoài ra, có nhiều đơn vị y tế chọn các phương pháp khác như tiêm chất nhờn vào khớp, tiêm huyết tương vào tiểu cầu để cải thiện quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, các biện pháp này không hoàn toàn có lợi trong việc điều trị lâu dài. Có khả năng sẽ chỉ có hiệu quả khi bệnh lý vẫn đang nằm ở mức có thể cải thiện.
Các bác sĩ chuyên môn sẽ là người trực tiếp đánh giá tình trạng và mức độ nghiêm trọng của tổn thương sụn để đưa ra kết luận.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh nhân mắc thoái hóa nặng như không còn sụn, đau dai dẳng, lệch khớp,... các bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thay khớp, khoan tạo xương hay cấy ghép tế bào sụn sẽ diễn ra sau cuộc thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân. Thực tế, bệnh nhân không thể đi lại khỏe mạnh ngay khi phẫu thuật xong. Bởi đằng sau đó còn là cả quá trình phục hồi lâu dài.
3. Đơn vị y tế nào chuyên điều trị thoái hóa khớp uy tín?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị đã hoạt động được 24 năm trong lĩnh vực y tế, gắn bó cùng nhiều người bệnh trong công cuộc điều trị thoái hóa khớp lâu năm. MEDLATEC sở hữu một đội ngũ bác sĩ lâu năm trong nghề, dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó là các máy móc, trang thiết bị hiện đại dành riêng cho các của phẫu thuật nhanh chóng, đảm bảo an toàn. Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi đến với chúng tôi.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - nơi khách hàng có thể đặt trọn niềm tin
Nếu bạn lo ngại mình đang bị thoái hóa khớp nhưng chưa chắc chắn; hay đã bị thoái hóa khớp và muốn điều trị thì có thể liên hệ theo hotline: 1900.56.56.56. Các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp với bạn để làm rõ vấn đề và đưa ra hướng khắc phục sớm nhất.