Hồng cầu có trong nước tiểu là một hiện tượng bất thường, có thể do một số bệnh lý gây ra. Bằng phương pháp xét nghiệm, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về chỉ số hồng cầu trong nước tiểu. Khi lượng hồng cầu tăng đáng kể, nước tiểu chuyển màu hồng, đỏ và chúng ta có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.
08/02/2023 | Hồng cầu trong nước tiểu là hiện tượng gì, làm sao để phát hiện? 23/12/2022 | Hồng cầu trong nước tiểu cảnh báo bệnh gì? 14/11/2022 | Chức năng quan trọng của tế bào hồng cầu và chỉ số bình thường
1. Chỉ số hồng cầu trong nước tiểu cảnh báo bệnh gì?
- Xuất hiện chỉ số hồng cầu trong nước tiểu(hồng cầu niệu) là biểu hiện bất thường, người bệnh cần được tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị -dứt điểm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lẫn máu trong nước tiểu
+ Lượng hồng cầu thấp được gọi là tiểu máu vi thể. Với những người bệnh bị tiểu máu vi thể thì màu sắc nước tiểu không thay đổi. Rất khó để quan sát bằng mắt thường, nhưng khi xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác về sự có mặt của hồng cầu trong nước tiểu.
+ Lượng hồng cầu quá nhiều là tiểu máu đại thể. Lúc này, nước tiểu có màu đỏ. Không cần thực hiện xét nghiệm mà có thể quan sát bằng mắt thường.
- Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu là do:
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương, kích ứng và xuất huyết tại những tế bào mô lót ở đường tiểu. Chính vì thế, hồng cầu sẽ bị lẫn trong nước tiểu. Ở nam giới, viêm tuyến tiền liệt và viêm bao quy đầu cũng có thể gây xuất huyết và khiến máu bị lẫn trong nước tiểu.
+ Do quan hệ không lành mạnh: Khi “yêu” không đúng cách, “yêu” quá thô bạo hoặc với tần suất quá cao, vùng mô tiết niệu xung quanh sẽ có nguy cơ bị tổn thương, xây xát và chảy máu, dẫn tới nước tiểu lẫn máu.
+ Tập luyện với cường độ cao: Vận động, tập luyện mỗi ngày là cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cần tập luyện vừa sức. Ngược lại, nếu tập luyện quá sức, thường xuyên tập luyện với cường độ cao có thể gây phản tác dụng, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm tình trạng hồng cầu niệu.
+ Phụ nữ đang trong những ngày “đèn đỏ” thì đi tiểu cũng có thể lẫn máu.
+ Chấn thương đường niệu ngoài.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồng cầu lẫn trong nước tiểu kể trên thường không đáng lo ngại và có thể cải thiện hiệu quả sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do một số bệnh lý dưới đây, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt:
Sỏi tiết niệu gây ra tiểu lẫn máu
+ Sỏi đường tiết niệu. Sỏi có thể gây cọ xát, làm tổn thương các tế bào ở các cơ quan đường tiết niệu và gây ra tình trạng tiểu lẫn máu.
+ Bệnh thận đa nang: Những trường hợp này có thể gây xuất hiện đường tiểu khi u nang phát triển quá mức và bị vỡ ra.
+ Một số bệnh lý ác tính, đặc biệt là các bệnh ung thư đường tiết niệu cũng khiến nước tiểu lẫn máu.
+ Một số bệnh lý về máu chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm hay tình trạng máu khó đông,... cũng là những nguyên nhân có thể khiến nước tiểu lẫn máu. Hiện tượng này có thể tái phát nhiều lần.
+ Do sử dụng một số loại thuốc như các loại thuốc kháng sinh, thuốc aspirin,… Đó cũng chính là lý do, khi đi khám, bạn cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc đang sử dụng, để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
+ Do một số bệnh lý gây ra tình trạng xuất huyết.
2. Phải làm sao nếu xuất hiện chỉ số hồng cầu trong nước tiểu?
Nếu xuất hiện chỉ số hồng cầu trong nước tiểu hay nói cách khác là xét nghiệm hồng cầu niệu cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ thường chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác, kết hợp với kết quả khám lâm sàng để chẩn đoán và xác định nguyên nhân dẫn gây ra bệnh. Chẳng hạn như khám phụ khoa (ở nữ giới), cấy nước tiểu, chụp nội soi bàng quang, X-quang hệ tiết niệu, chụp CT hệ tiết niệu,… Tùy vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.
- Nếu là do nhiễm trùng đường tiểu: Thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại thuốc, thời gian dùng thuốc và liều dùng ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Không nên tự ý mua thuốc, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh khỏi triệt để, tránh nguy cơ tái nhiễm. Nếu tái nhiễm, sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Người bệnh sẽ mệt mỏi với các triệu chứng bệnh, thời gian điều trị lâu hơn và rất khó để chữa khỏi triệt để. Khi bệnh tái phát nhiều lần sẽ kèm theo nhiều rủi ro sức khỏe.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
- Nếu nước tiểu lẫn máu là do các loại sỏi đường tiết niệu, đồng thời kích thước sỏi to và tính chất phức tạp thì cách tốt nhất để điều trị bệnh là phẫu thuật loại bỏ sỏi.
Tập luyện vừa sức để phòng tránh nguy cơ bị bệnh
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện lối sống khoa học. Chẳng hạn như vệ sinh cá nhân đúng cách, không tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc, quan hệ lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện phù hợp với bản thân,... Những lưu ý này không quá khó khăn để thực hiện nhưng lại có tác dụng rất tốt, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Xuất hiện chỉ số hồng cầu trong nước tiểu là vấn đề bất thường, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để chữa bệnh khỏi triệt để và tránh nguy cơ tái phát trong tương lai.
Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm và khám bệnh có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC. Không chỉ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trực tiếp, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, đảm bảo chất lượng, thuận tiện và chi phí rất hợp lý. Mọi thắc mắc và đăng ký đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ theo tổng đài 1900 56 56 56.