HCT là một xét nghiệm đơn giản thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ giúp chẩn đoán bạn có bị mắc rối loạn máu, tủy xương, thiếu dinh dưỡng dưỡng hay các vấn đề sức khỏe khác hay không. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì cũng như mục đích của việc kiểm tra này.
30/12/2021 | Góc giải đáp: HCT là gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm HCT?
1. Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?
HCT (Hematocrit) là chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu, cho biết cơ thể bạn có quá nhiều hay quá ít tế bào hồng cầu, kết quả này được dùng để chẩn đoán một số bệnh lý về hồng cầu.
Chỉ số HCT rất quan trọng vì các tế bào hồng cầu rất cần thiết cho sự sống còn của bạn. Chúng chứa một thành phần protein quan trọng gọi là hemoglobin liên kết với oxy, cung cấp năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể.
Chỉ số HCT rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng thiếu máu
Khi các tế bào hồng cầu đi qua phổi, chúng sẽ liên kết và vận chuyển oxy đến các tế bào khác trong cơ thể. Khi trở lại phổi, chúng mang theo cacbonic để thở ra bên ngoài. Chỉ số HCT được coi là một phép đo quan trọng giúp xác định cơ thể có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển và phân phối khí oxy hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn máu như thiếu máu hoặc đa hồng cầu (quá nhiều hồng cầu), bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm HCT để kiểm tra hồng cầu của bạn.
2. Mục đích của việc kiểm tra chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?
Thông thường các bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm chỉ số HCT để kiểm tra tình trạng máu - một chứng rối loạn máu liên quan đến số lượng tế bào hồng cầu thấp khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để sàng lọc bệnh đa hồng cầu.
Nếu bạn đang điều trị ung thư, HCT là một trong số xét nghiệm thường quy được sử dụng để kiểm tra xem cơ thể có đáp ứng với thuốc hay không? Từ đó có những điều chỉnh hợp lý, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
3. Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu bình thường là gì?
Do sự khác biệt về tuổi và giới tính, chỉ số HCT bình thường cũng sẽ khác nhau. Kết quả Hematocrit được báo cáo dưới dạng phần trăm. Phép đo hematocrit trung bình ở người là 45%, có nghĩa là thể tích hồng cầu chứa 45ml trên 100ml máu.
Chỉ số HCT bình thường của một người có sức khỏe tốt sẽ nằm trong khoảng sau:
-
Nam giới: từ 41% - 50%
-
Nữ giới: từ 36% - 44%
-
Trẻ sơ sinh: 45% đến 61%
-
Trẻ em: 32% đến 42%
Chỉ số HCT bình thường tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính
Để thực hiện xét nghiệm chỉ số HCT trong máu, bệnh nhân sẽ được lấy một lượng máu nhỏ vào trong ống dẫn nhỏ. Sau đó, các kỹ thuật viên dùng máy chuyên dụng để đo chỉ số HCT. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chỉ số HCT, thậm chí có thể mang lại kết quả không chính xác bao gồm: thai kỳ, tình trạng cơ thể mất nước, mất máu...
Xét nghiệm hematocrit chỉ cung cấp một phần thông tin về sức khỏe của bạn. Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm chỉ số hematocrit dựa trên các triệu chứng bạn đang gặp phải. Do đó, việc tìm một địa chỉ uy tín để làm xét nghiệm cũng rất cần thiết giúp bạn nhanh chóng có được kết quả chính xác cũng như những lời khuyên hữu ích về một phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.
4. Nguyên nhân khiến chỉ số HCT quá cao hoặc quá thấp
Nếu chỉ số HCT cao tức là tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu tăng cao có thể do các nguyên nhân sau: khó thở khi ngủ, bệnh tủy xương, bệnh tim, hút thuốc lá, ngộ độc carbon monoxide, sử dụng testosterone...
Nếu chỉ số HCT thấp chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu khi lượng hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường. Nguyên nhân khiến chỉ số HCT thấp có thể do mất máu, các vấn đề về xương, thiết sắt, vitamin ( folate, vitamin B12 và vitamin B6), có quá nhiều nước trong cơ thể...
Lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm chỉ số HCT
5. Làm thế nào để tăng chỉ số HCT?
Trong một số trường hợp, chỉ số hematocrit thấp là do lượng sắt thấp. Bạn có thể ăn thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung vitamin hàng ngày để giúp ngăn ngừa nguyên nhân hematocrit thấp. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất sắt vào các bữa ăn bao gồm:
Bổ sung cho cơ thể những bữa ăn giàu chất sắt
Vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Do đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt. Cần lưu ý không uống cà phê hoặc trà trong bữa ăn của bạn vì điều này làm giảm sự hấp thụ sắt.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Việc kết hợp giữa ăn uống khoa học và điều trị các bệnh lý mãn tính giúp chỉ số HCT trong máu trở lại mức bình thường.
Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh đặc biệt là bệnh hiểm nghèo. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà của MEDLATEC giúp chủ động tầm soát bệnh lý định kỳ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu hệ thống các trang thiết bị máy móc hiện đại, tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ CAP ngày 7/1/2022 song hành cùng chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ.Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về dịch vụ khám chữa bệnh của chúng tôi. Hãy gọi đến Bệnh viện đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám chữa bệnh hiệu quả.