Chỉ điểm cách nhận biết triệu chứng của bệnh giả Gout | Medlatec

Chỉ điểm cách nhận biết triệu chứng của bệnh giả Gout

Giả Gout rất dễ nhầm lẫn với bệnh Gout nên nhiều người hoang mang không biết rốt cuộc mình bị bệnh gì. Cũng chính vì sự nhầm lẫn này tương đối phổ biến nên trong phạm vi bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn triệu chứng của bệnh giả Gout và cách phân biệt nó với Gout.


25/10/2021 | Bệnh giả Gout nguy hiểm không - mối lo âu của nhiều người
01/09/2021 | Phân biệt bệnh gout và giả gout qua nguyên nhân và cách điều trị

1. Triệu chứng của bệnh giả Gout là gì 

1.1. Thế nào là bệnh giả Gout

Giả Gout là dạng viêm khớp có đặc trưng là hiện tượng sưng, đau đột ngột ở khớp. Cơn đau của giả Gout dễ kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng, thường xảy ra ở đầu gối. Đối tượng phổ biến của bệnh là nhóm người cao tuổi. Người ta còn biết đến giả Gout với cái tên khác là lắng đọng calcium pyrophosphate (CPPD).

1.2. Triệu chứng của bệnh giả Gout như thế nào

Bệnh giả Gout có xu hướng ảnh hưởng đến khớp gối. Ngoài ra, một số khớp khác như: bả vai, khuỷu tay, bàn tay, mắt cá chân, cổ tay,... cũng có thể bị ảnh hưởng. Triệu chứng của bệnh giả Gout thường là đau và sưng khớp. Những triệu chứng này tương đối giống với viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính và gout. 

Triệu chứng của bệnh giả Gout thường là đau và sưng ở một bên khớp gối

Triệu chứng của bệnh giả Gout thường là đau và sưng ở một bên khớp gối

Xu hướng phát triển triệu chứng giả Gout thường từ một bên khớp với cơn đau đột ngột và vô cùng dữ dội. Thời điểm kéo dài bệnh thường vài ngày hoặc vài tuần, có thể sẽ kèm theo sốt. Hầu hết các trường hợp bị giả Gout thường kèm theo một bệnh lý khác như: cường cận giáp, nhiễm sắc tố sắt, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, bệnh Gout, bệnh Wilson,... Thời gian kéo dài của bệnh giả Gout sẽ làm cho sụn khớp và khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

2. Làm cách nào để phân biệt bệnh giả Gout với bệnh Gout

Do triệu chứng của bệnh giả Gout và bệnh Gout khá tương đồng nên việc nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này là điều dễ hiểu. Để tránh nhầm lẫn, chúng ta có thể phân biệt hai bệnh dựa trên các khía cạnh sau:

2.1. Nguyên nhân gây đau

- Gout

Cơn đau của bệnh Gout là kết quả của rối loạn chuyển hóa có liên quan đến tình trạng tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể. Do đó, những người bị rối loạn chuyển hóa purin, ăn quá nhiều đạm, uống quá nhiều bia rượu, bị suy giảm chức năng thận,... đều có thể bị tăng acid uric trong máu và mắc Gout.

- Giả Gout

Cơn đau của giả Gout hình thành do sự lắng đọng muối canxi ở khớp. Đây không phải là bệnh độc lập mà nó thường phối hợp với một bệnh lý khác như đã kể đến ở trên. Người bị giả Gout cần tuân thủ chế độ ăn của các bệnh đồng mắc.

2.2. Dấu hiệu nhận biết cơn đau

Điểm giống nhau của hai bệnh lý này là chúng đều gây ra cơn viêm khớp cấp tính và đau đớn dữ dội. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh giả Gout và bệnh Gout lại hoàn toàn khác nhau về cơn đau:

Cơn đau do Gout thường khởi phát ở khớp ngón cái chứ không phải ở đầu gối như bệnh giả Gout

Cơn đau do Gout thường khởi phát ở khớp ngón cái chứ không phải ở đầu gối như bệnh giả Gout

- Gout 

Cơn đau thường khởi phát ở khớp bàn ngón chân cái, một số trường hợp khác cũng sẽ bị ở khuỷu tay, đầu gối, cổ chân, cẳng tay, mu bàn chân,... Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 30 - 40 và phụ nữ tiền mãn kinh. Cơn đau do Gout gây ra có đặc điểm hay xảy ra về đêm, đau đột ngột rồi sưng trong khoảng 12 - 24 giờ. 

- Giả Gout

Khởi phát cơn đau giả Gout ở khớp lớn và khớp gối, ít khi bị ở khớp ngón tay hay ngón chân. Đặc biệt, cơn đau do bệnh giả Gout thường có xu hướng đau từ từ trong nhiều ngày và ít trầm trọng hơn so với cơn đau do Gout.

3. Phương pháp xác định chính xác bệnh giả Gout

Về cơ bản thì không phải ai cũng nhận ra được triệu chứng của bệnh giả Gout. Vì thế, chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh là: đau đột ngột kèm theo sưng thì tốt nhất cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt. Tình trạng này càng kéo dài thì cơn đau sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

Bệnh giả Gout có thể được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán theo cách:

Lấy dịch khớp để chẩn đoán bệnh giả Gout

Lấy dịch khớp để chẩn đoán bệnh giả Gout

- Hỏi bệnh nhân về các dấu hiệu gợi ý bệnh giả Gout mà họ đang mắc phải.

- Chỉ định một số xét nghiệm loại trừ như:

+ Chọc dịch khớp gối làm xét nghiệm. Qua quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy được tinh thể CPPD bên trong chất lỏng.

+ X-quang đầu gối để xác định một số bất thường khác như: lắng đọng tinh thể ở sụn khớp,...

+ Chụp CT hai mức năng lượng giúp chẩn đoán Gout. Đây là phương pháp được đánh giá đem lại hiệu quả rất cao.

Dựa trên thông tin từ các nguồn này bác sĩ sẽ có căn cứ để loại trừ viêm nhiễm gây đau khớp như: bệnh Gout, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng,... và tìm ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Bên cạnh việc chẩn đoán chính xác bệnh dựa trên các triệu chứng của bệnh giả Gout thì chính chúng ta cũng nên tự phòng ngừa cho mình bằng cách:

- Ngay khi có cơn đau do giả Gout, hãy thả lỏng vùng bị tổn thương cho đến khi tâm trạng đỡ hơn. Nếu thấy sưng to, có thể dùng túi chườm đá để chườm lạnh, bớt sưng tấy.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và loại thuốc.

- Nếu các triệu chứng của bệnh giả Gout không có chiều hướng thuyên giảm thì nên gọi cho bác sĩ ngay.

Nhìn chung, sức khỏe và cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì thế chúng ta không thể chủ quan với bệnh giả Gout. Ngay khi nghi ngờ triệu chứng của bệnh, tốt nhất nên thăm khám và thảo luận với bác sĩ để tìm ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Nếu bạn cần tới bất kỳ sự trợ giúp y tế nào đối với bệnh giả Gout, hãy liên hệ ngay với tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe để đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp