Hiện tượng chảy máu chân răng là vấn đề rất dễ bắt gặp với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi hiện nay. Nhiều cho người cho rằng đây chỉ là một dấu hiệu bình thường và hay chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, dấu hiệu răng bị chảy máu có thể là nguy cơ tiềm ẩn của một số loại bệnh lý.
18/11/2020 | Những thông tin dành cho những ai đang có dự định lấy tủy răng 15/10/2020 | MEDLATEC - địa chỉ chụp X-quang răng ở Hà Nội uy tín 24/09/2019 | Chảy máu chân răng - dấu hiệu bệnh nguy hiểm
1. Một số tác nhân gây chảy máu chân răng
Hầu hết các bệnh lý xuất phát từ răng miệng có biểu hiện rất chậm hoặc đôi khi không xảy ra triệu chứng nào. Tuy nhiên, bất kỳ trường hợp viêm lợi, sưng tấy, ăn nhai đau buốt, chảy máu chân răng khi va chạm nào đều cần kiểm tra sức khỏe răng miệng, hạn chế biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Chảy máu ở chân răng đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể
Chảy máu chân răng là tình trạng các tổ chức xung quanh rằng bao gồm nướu, dây chằng và xương ổ răng bị tổn thương do một nguyên nhân hay tác động nào đó. Từ đó khiến cho các mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến hiện tượng chảy máu và có thể đi kèm triệu chứng đau nhức. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chân răng chảy máu mà mọi người nên lưu ý hiện nay bao gồm:
Tác động
Những thói quen như xỉa răng hoặc đánh răng quá mạnh tay có thể gây ra tổn thương cho chân răng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng này nếu diễn ra nhiều lần sẽ khiến cho các vết thương chân răng khó lành và dễ chảy máu dù chỉ là một tác động nhẹ.
Tuy nhiên, nếu bạn không có sự tác động nào từ bên ngoài đến khoang miệng mà chân răng vẫn chảy máu thì hãy cảnh giác với một số bệnh lý trong cơ thể.
Viêm lợi
Đây là một trong những bệnh lý khoang miệng phổ biến gây ra hiện tượng chảy máu chân răng ở hầu hết các trường hợp. Các mảng bám sẽ tích tụ xung quanh chân răng và gây ra những kích thích dọc theo viền lợi. Lâu ngày, nếu các mảng bám này không được xử lý sẽ dẫn đến viêm, sưng và chảy máu, còn gọi là viêm nha chu,...
Người bị viêm nha chu có thể chảy máu răng bất cứ khi nào kể cả khi không có tác động. Mỗi khi đánh răng, súc miệng, máu có thể chảy nhiều hơn.
Vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch có thể là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công
Rối loạn đông cầm máu
Các bệnh lý gây rối loạn đông cầm máu như giảm tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông cầm máu của cơ thể,... Giảm tiểu cầu có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm, thậm chí là tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Người bệnh có thể không có triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc chảy máu chân răng liên tục. Trường hợp nặng và gây nên những mảng bầm tím trên da hoặc niêm mạc thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra.
Một số nguyên nhân
Ngoài những nguyên nhân nói trên thì một số trường hợp có biểu hiện chân răng bị chảy máu là do:
-
Cơ thể thiếu chất như Vitamin K, Vitamin C hay một số thành phần khác có thể dẫn hiện tượng chảy máu quanh chân răng.
-
Bệnh lý về gan gây ra những rối loạn về quá trình sản xuất yếu tố đông máu và gây ra chảy máu ở chân răng liên tục, khó kiểm soát.
-
Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về hàm lượng hoocmon cũng như quá trình trao đổi chất trong cơ thể nên dễ mắc các bệnh lý về nha khoa.
2. Cần làm gì để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng chảy máu chân răng thì tùy vào từng trường hợp cũng như nguyên nhân gây ra mà bạn có biện pháp khắc phục phù hợp.
Cách khắc phục tự nhiên tại nhà
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có hạn chế tình trạng chảy máu chân răng bằng những cách đơn giản tại nhà như sau:
Nước ép cây lô hội có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại cho răng miệng
-
Dùng dầu đinh hương bôi quanh phần chân răng bị chảy máu. Dầu có tác giúp giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Từ đó nhanh chóng cải thiện bệnh lý răng miệng và giảm hiện tượng chân răng chảy máu.
-
Nước lá chè xanh nấu sôi, để nguội rồi cho thêm 1 thìa mật ong, ngậm trọng vòng 2 phút. Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, đồng thời xoa dịu vết thương và loại bỏ các mảng bám hay liên kết vi khuẩn trong khoang miệng.
-
Sau khi đã đánh răng sạch, dùng tăm bông bôi mật ong xung quanh nướu răng thường xuyên chảy máu. Để mật ong tan hết trong miệng rồi dùng nước ấm súc miệng. Mật ong có công dụng kháng khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, làm lành vết thương và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng chảy máu ở chân răng.
-
Nước muối pha loãng được xem là kẻ thù đối với các loại vi khuẩn khoang miệng. Nước muối có tác dụng chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng do các mảng bám cao răng hay sự tấn công của vi khuẩn.
Điều trị chảy máu chân răng bằng công nghệ cao
Cách để khắc phục triệt để tình trạng chảy máu do nguyên nhân tại răng miệng là khám sức khỏe răng miệng là lấy cao răng định kỳ. Khi cao răng đã được làm sạch thì tình trạng bệnh lý răng miệng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Lúc đó, tình trạng chảy máu ở chân răng cũng được giải quyết.
Mặc dù không phải là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp nhưng nếu thực hiện không đúng sẽ không loại bỏ hết được các mảng bám trên răng. Do đó mà người bệnh cần cân nhắc đối với các cơ sở nha khoa khi thực hiện lấy cao răng bằng máy móc công nghệ.
Lấy cao răng định kỳ là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng
Trường hợp bệnh lý toàn thân gây nên tình trạng chảy máu chân răng thì bạn cần báo với bác sĩ chuyên khoa về diễn biến cũng như biểu hiện bất thường. Việc tiến hành điều trị và khắc phục hiện tượng chảy máu sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác.
Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng thì đừng bỏ qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hơn nữa, trường hợp chảy máu chân răng là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm trong cơ thể, bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC sẽ nhanh chóng khắc phục và tư vấn tận tình cách điều trị giúp bạn. Mọi thông tin chi tiết và đặt lịch khám, bạn có thể liên hệ theo hotline: 1900.56.56.56, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7.