Tiêm vắc xin là phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động giúp bảo vệ tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên sau khi tiêm, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm như: sốt, đau tại chỗ tiêm,… Vậy bố mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đảm bảo an toàn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để nắm vững những biện pháp cũng như lưu ý đối với trẻ sau khi tiêm phòng.
16/06/2021 | Tại sao trẻ em cần tiêm vắc xin cúm và thời điểm tiêm khuyến cáo 26/04/2021 | Tư vấn: Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không? 25/04/2021 | Bị sưng tại chỗ tiêm vắc xin cần làm gì và tư vấn của chuyên gia
1. Những triệu chứng xuất hiện khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Mặc dù tiêm phòng có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bố mẹ không thể phủ nhận lợi ích phòng bệnh tuyệt vời mà vắc xin đem lại. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý theo dõi trẻ để phát hiện những triệu chứng dưới đây, từ đó có biện pháp chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:
Sốt:
Trẻ bị sốt là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm chủng. Lúc này, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn bình thường. Phần lớn, trẻ chỉ sốt nhẹ, kéo dài trong vòng 24 - 72 giờ sau tiêm và tự khỏi. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng, nên chú ý theo dõi tình trạng thân nhiệt của trẻ. Nếu sốt dưới 380C, bố mẹ chỉ cần đặt miếng dán, chườm ấm, mặc quần áo rộng rãi, dễ thoát nhiệt, tăng cường cho trẻ uống nước, oresol để bù điện giải. Nếu sốt trên 380C, thì cách 2 - 3 giờ kiểm tra nhiệt độ/lần. Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.
Đặc biệt, khi trẻ sốt trên 390C và kèm theo các biểu hiện như: khóc thét không ngừng, tím tái,… thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ bị sốt là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm chủng
Rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng xảy ra sau khi uống vắc xin Rotavirus. Trẻ đi ngoài nhiều lần và phân có dạng loãng hơn bình thường. Vài ngày sau, tình trạng này sẽ tự hết. Do đó, bố mẹ không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay men tiêu hóa.
Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được chăm sóc, bù nước và điện giải trong thời gian có biểu hiện tiêu hóa. Nếu kèm triệu chứng sốt cao > 38,5 và có dấu hiệu mất nước, nôn ói hoặc đi ngoài nhiều lần thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.
Triệu chứng giả cúm:
Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… là các triệu chứng xuất hiện ở trẻ ngay sau khi tiêm phòng cúm. Nếu trẻ chảy nhiều dịch mũi, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi. Trong một số trường hợp, trẻ có thể quấy khóc và biếng ăn. Sau khoảng 1 - 2 ngày thì tình trạng giả cúm sẽ hết, sức khỏe trẻ sẽ bình thường trở lại.
Tuy nhiên, bố mẹ nên theo sát trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường khác có thể xảy ra.
Nếu trẻ chảy nhiều dịch mũi, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh
Sưng đau tại chỗ tiêm:
Bố mẹ có thể phát hiện, ngay tại vị trí tiêm của trẻ bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường và sẽ tự khỏi sau đó vài ngày. Do đó, bố mẹ không cần xử trí, đồng thời không đắp vào vết tiêm đá lạnh, chanh, khoai tây,…
Nếu trẻ quấy khóc do sưng, đau thì bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thuốc giảm đau như: Paracetamol,… Ngoài ra, đối với những trẻ mắc bệnh lý về máu hoặc bị giảm tiểu cầu thì vết tiêm có thể bị tím bầm. Để khắc phục tình trạng này, trước khi tiêm phòng bác sĩ sẽ truyền tiểu cầu hay các yếu tố đông máu khác.
Đặc biệt, bố mẹ nên chú ý sau khi tiêm phòng bệnh lao (BCG), tại vết tiêm sẽ xuất hiện nốt mụn nhỏ khoảng 30 phút thì biến mất. 2 tuần tiếp theo, tại vị trí này sẽ hình thành vết loét, nó sẽ tự lành và để lại sẹo lớn có kích thước 5cm. Điều này cho thấy trẻ đã hình thành miễn dịch với bệnh, bố mẹ có thể yên tâm.
Bố mẹ có thể phát hiện, ngay tại vị trí tiêm của trẻ bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng
Tuy nhiên nếu cùng lúc đó hạch cổ, hạch nách hoặc hạch dưới xương đòn trái nổi rõ kèm theo nốt mủ sưng có đường kính lớn hơn 1cm, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.
Nổi phát ban:
Nổi phát ban toàn thân có thể xuất hiện sau khi trẻ tiêm vắc xin sởi, quai bị và Rubella. Đồng thời, tại vị trí tiêm phòng thủy đậu cũng có thể hình thành nên các mụn nước gây sưng, đau. Các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau khoảng 1 - 2 ngày.
Áp xe:
Khi thấy chỗ tiêm có dịch chảy ra hoặc sờ vào có cảm giác đau chứng tỏ bé đã có nguy cơ viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do kim tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc kỹ thuật tiêm không đúng. Để khắc phục, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và đánh giá tình trạng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ dùng kháng sinh để diệt khuẩn.
Ngoài các triệu chứng mà chúng tôi vừa chia sẻ, trẻ còn có thể bị sốc phản vệ, co giật ngay sau khi tiêm chủng. Những phản ứng này rất ít khi xảy ra nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan.
2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, bố mẹ nên làm gì?
Vậy chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, bố mẹ nên làm gì để đảm bảo an toàn? Dưới đây là các biện pháp mà bố mẹ nên nắm vững:
Theo dõi tại điểm tiêm vắc xin:
Sau khi tiêm, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn theo dõi trẻ tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường thì bố mẹ sẽ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ về các biểu hiện thường xảy ra đối với mỗi loại vắc xin khi tiêm.
Bạn nên hỏi bác sĩ về các biểu hiện thường xảy ra đối với mỗi loại vắc xin khi tiêm
Để hạn chế những triệu chứng nguy hiểm, trước khi tiêm bạn nên đưa sổ tiêm phòng và chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe của trẻ. Việc này sẽ giúp bác sĩ nắm được trẻ có bị ốm, loại thuốc được sử dụng hoặc các tiền sử phản ứng quá mẫn với vắc xin. Sau đó bác sĩ sẽ cân nhắc và thận trọng quyết định tiêm hay không.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: nôn ói, khó thở, quấy khóc hoặc không tỉnh táo,… bố mẹ nên báo nhanh với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo dõi tại nhà:
Chăm sóc sau khi tiêm chủng tại nhà, bố mẹ nên theo dõi ít nhất từ 24 - 72 giờ các dấu hiệu về:
-
Thân nhiệt, sốt cao hay nhẹ.
-
Nhịp thở.
-
Tình trạng ăn uống, đi ngoài.
-
Sưng đau tại chỗ tiêm.
-
Toàn thân có nổi phát ban hay không.
Chăm sóc sau khi tiêm chủng tại nhà, bố mẹ nên theo dõi ít nhất từ 24 - 48 giờ các dấu hiệu về thân nhiệt,...
Đồng thời, bố mẹ nên áp dụng các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng dưới đây:
-
Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng tư thế. Hạn chế cho trẻ ăn nằm để tránh bị sặc. Đồng thời, nên cho trẻ uống nước và bú nhiều hơn.
-
Chú ý không để trẻ chạm vào chỗ tiêm, đồng thời không tì đè khi bế hoặc đặt bất cứ thứ gì vào vết tiêm, tránh gây nhiễm trùng.
-
Mặc áo quần thoáng mát, hút mồ hôi nhanh cho trẻ vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
-
Quan sát và theo dõi trẻ thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
-
Khi trẻ sốt, bố mẹ nên dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt, đồng thời nới lỏng quần áo, chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã nắm vững những triệu chứng thường gặp cũng như những phản ứng nguy hiểm khi tiêm vắc xin. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng là việc hết sức quan trọng giúp bố mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm, bố mẹ nên thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho bé yêu.