Cha mẹ nên biết: kẽm có tác dụng gì với trẻ và bổ sung kẽm sao cho đúng | Medlatec

Cha mẹ nên biết: kẽm có tác dụng gì với trẻ và bổ sung kẽm sao cho đúng

Mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại là một vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vậy đối với trẻ, kẽm có tác dụng gì, khi nào cần bổ sung và bổ sung ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải quyết nỗi băn khoăn ấy.


18/11/2021 | Mẹ cần lưu ý những gì khi bổ sung kẽm cho trẻ
08/11/2021 | Gợi ý top 7+ thực phẩm bổ sung kẽm dễ tìm và thơm ngon
14/08/2021 | Thiếu kẽm gây bệnh gì và dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu kẽm

1. Kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe và cơ thể của trẻ

Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố khoáng vi lượng xếp hàng thứ 6 và chỉ chiếm khoảng 2 - 3g trọng lượng. Mặc dù vậy, kẽm vẫn là chất không thể thiếu đối với sức khỏe của tất cả chúng ta. Vậy kẽm có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ? Các tác dụng mà kẽm mang lại cho cơ thể và sức khỏe của trẻ có thể kể đến là:

kẽm có tác dụng gì

Tìm hiểu kẽm có tác dụng gì cha mẹ sẽ biết kẽm tác động rất lớn đến sự tăng trưởng cơ thể của trẻ

- Tác động đến sự tăng trưởng cơ thể

+ Giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn từ đó tăng khả năng tổng hợp chất đạm, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và phân chia tế bào. Nếu bị thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của trẻ. Trẻ bị thiếu kẽm sẽ dễ bị rối loạn phát triển xương, chậm phát triển chiều cao, dậy thì chậm, suy giảm chức năng sinh dục.

+ Bảo vệ và duy trì tế bào khứu giác và vị giác. Nếu thiếu kẽm thì sự chuyển hóa tế bào vị giác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo nên nhiều trẻ bị rối loạn vị giác và biếng ăn kéo dài. Hậu quả của tình trạng này chính là trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển và tăng trưởng.

+ Tác động đến sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao của trẻ.

- Tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch ở trẻ

Kẽm kích thích tế bào lympho B và lympho T phát triển từ đó giúp cho cơ thể có được hệ thống phòng thủ chống lại các tác nhân gây bệnh, chống nhiễm trùng và tăng cường đề kháng.

Ngoài ra, kẽm có tác dụng gì nữa không? Không chỉ dừng lại ở đó, kẽm còn giúp cho quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng như magie, mangan, đồng,... trở nên dễ dàng hơn. Vì thế, nếu cơ thể thiếu kẽm thì dễ bị rối loạn hoặc thiếu hụt chuyển hóa của nhiều yếu tố từ đó sức khỏe bị suy giảm đi rất nhiều.

2. Những lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ

2.1. Khi nào trẻ cần được bổ sung kẽm

Nếu đã biết kẽm có tác dụng gì đối với trẻ thì chắc hẳn cha mẹ cũng sẽ băn khoăn làm sao để biết lúc nào nên bổ sung kẽm cho trẻ. Những trẻ có các dấu hiệu dưới đây nên được đến bác sĩ để kiểm tra và xem xét về việc bổ sung kẽm:

- Trẻ có dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch như: tiêu chảy, dễ bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn, mẩn đỏ,... 

Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu kẽm

Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu kẽm

- Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bị rối loạn tiêu hóa: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm do thiếu kẽm gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ bị tiêu chảy cấp nên bổ sung 20mg kẽm/ ngày trong 10 - 14 ngày để giảm mức độ trầm trọng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

- Trẻ bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, hay khóc về đêm: những tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ bị suy dinh dưỡng và còi xương.

- Trẻ đang có các tổn thương như: chàm da, viêm da, bong da, nám da, viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, bị dị ứng, viêm mé móng,... 

2.2. Liều lượng kẽm bổ sung cho trẻ như thế nào

Mặc dù không thể chối cãi về những tác dụng của kẽm đối với cơ thể của trẻ nhưng khi bổ sung kẽm cần phải đúng cách thì mới đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu bổ sung quá nhiều kẽm sẽ khiến cho cơ thể quá tải và sinh ra những tác dụng phụ không tốt.

Nhu cầu kẽm cho cơ thể trẻ ở mỗi giai đoạn không giống nhau. Vì thế liều lượng kẽm nên bổ sung theo độ tuổi như sau:

- Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: mỗi ngày 2mg.

- Trẻ trong độ tuổi 7 - 11 tháng: mỗi ngày 3 mg.

- Trẻ trong độ tuổi 1 - 3: mỗi ngày 3mg.

- Trẻ trong độ tuổi 4 - 8: mỗi ngày 5mg.

- Trẻ 9 - 13 tuổi: mỗi ngày 8mg.

- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: bé trai mỗi ngày 11mg, bé gái mỗi ngày 9mg.

2.3. Thời điểm bổ sung kẽm và sự kết hợp với các vi chất khác

Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tham khảo về việc bổ sung kẽm. Muốn cơ thể trẻ hấp thu kẽm một cách tốt nhất thì cha mẹ nên bổ sung kẽm vào thời điểm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 30 - 60 phút và nên duy trì khoảng 2 - 3 tháng rồi mới dừng. Khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể sẽ trở nên tốt hơn khi trong quá trình bổ sung kẽm cha mẹ kết hợp bổ sung thêm vitamin C cho trẻ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám và tư vấn bổ sung kẽm cho trẻ sao cho hiệu quả

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám và tư vấn bổ sung kẽm cho trẻ sao cho hiệu quả

Sự kết hợp giữa vitamin C với kẽm không những nâng cao hiệu quả hấp thu dưỡng chất mà còn giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thể chất cho trẻ. Mặt khác, nó còn giúp điều hòa phản ứng oxi hóa khử để chống lại gốc tự do và  tăng cường sức đề kháng của trẻ.

Cha mẹ không nên bổ sung kẽm và canxi cùng thời điểm mà nên cách nhau 2 tiếng vì canxi dễ làm tăng bài tiết kẽm sinh ra tình trạng giảm hấp thu kẽm. Nếu trẻ được chỉ định cần bổ sung thêm sắt thì cũng nên uống sắt và kẽm cách nhau tối thiểu 2 tiếng và hãy cho trẻ uống kẽm trước khi uống sắt vì nếu uống sắt trước thì việc hấp thụ kẽm sẽ dễ bị cản trở.

Mặc dù việc bổ sung kẽm là cần thiết khi trẻ có những dấu hiệu như đã nói ở trên nhưng tốt nhất cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được thăm khám, đánh giá và có sự tư vấn bổ sung hợp lý nhất. Bằng việc thăm khám và thực hiện kiểm tra (nếu cần) bác sĩ sẽ cho cha mẹ biết trẻ có cần bổ sung kẽm hay không, liều lượng bổ sung như thế nào, thời gian nên bổ sung là bao lâu,...

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp