Cha mẹ nào cũng quan tâm: trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid | Medlatec

Cha mẹ nào cũng quan tâm: trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid

Để nỗ lực ngăn chặn những hệ lụy do Covid-19 gây ra, đến nay, nhiều quốc gia đã nỗ lực thực hiện triệt để chiến dịch tiêm chủng vắc xin chống lại virus này. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, trẻ em lại thuộc nhóm chưa được tiêm vắc xin Covid-19, trong đó có nước ta. Xuất phát từ mong muốn con mình sớm được bảo vệ nên rất nhiều cha mẹ quan tâm, muốn biết trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid.


09/10/2021 | Hỏi đáp: Sau tiêm phòng vắc xin Covid có được uống kháng sinh không?
07/10/2021 | Giải đáp nghi vấn: Nên tiêm loại vắc xin Covid nào tốt?
06/10/2021 | Sau tiêm vắc xin Covid bao lâu thì an toàn, những tác dụng phụ sau tiêm là gì?

1. Những điều cần biết về vắc xin Covid-19

1.1. Vắc xin Covid-19 là loại vắc xin như thế nào

Vắc xin Covid-19 là loại vắc xin được dùng với mục đích phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp cho virus SARS-CoV-2 gây ra. Khi vắc xin đi vào vào cơ thể nó sẽ giúp phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus này. Đây là loại vắc xin hoạt động theo cách thức dùng kháng nguyên để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, thường là bằng protein hình gai phía trên bề mặt của virus. Vắc xin sẽ khiến cho cơ thể tự tạo ra miễn dịch để chống lại virus gây bệnh.

1.2. Những loại vắc xin Covid-19 đang có hiện nay

Tính đến nay trên toàn thế giới có 4 loại vắc xin phổ biến là:

- Vắc xin bất hoạt toàn thể

+ Cơ chế tạo ra vắc xin là biến đổi hoặc vô hiệu hóa virus, khi đi vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch khiến cho virus mất khả năng gây bệnh nữa.

trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid

Các loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng phổ biến hiện nay

+ Tiếp xúc với virus bất hoạt có trong vắc xin, các cơ chế phòng thủ của hệ miễn dịch sẽ tấn công virus bất hoạt và ghi nhớ các kháng nguyên của virus rồi sản sinh ra tế bào và kháng thể để nhằm vào chính các kháng nguyên này trong tương lai.

+ Vào lần tiếp theo, nếu người bệnh tiếp xúc với virus này thì hệ miễn dịch đã sẵn sàng chống lại nó.

- Vắc xin tiểu đơn vị

+ Đây là loại vắc xin chỉ sử dụng một bộ phận cụ thể của virus nên dễ sản xuất, giá thành thấp và không có khả năng gây bệnh.

+ Do chỉ dùng một phần của virus nên tỉ lệ kích hoạt của kháng thể sẽ giảm đi từ đó khiến cho phản ứng hệ miễn dịch trở nên kém hơn. Để tăng cường miễn dịch, vắc xin này thường đi kèm với các hoạt chất (tá dược) nên nhiều khi sẽ cần tiêm bổ sung.

- Vắc xin vector virus

+ Vắc xin này được sản xuất bằng cách cấy gen sản sinh ra protein gai vào trong virus vô hại sau đó dùng nó để đưa gen có mầm bệnh vào trong tế bào mà không gây ra bệnh.

+ Vắc xin có khả năng sinh ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ mà không cần đến tá dược.

- Vắc xin nucleic acid

Loại vắc xin này dùng phương pháp trực tiếp bằng cách gắn gen của mầm bệnh vào một phân tử hoặc dùng súng bắn gen ép cho gen mầm bệnh vào bên trong tế bào.

2. Trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid

2.1. Độ tuổi trẻ em được tiêm vắc xin Covid-19

Chính những tác hại khôn lường mà virus SARS-CoV-2 gây ra đã khiến cho cả nhân loại nói chung và các bậc làm cha mẹ nói riêng đều lo lắng, muốn biết trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid. Đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đều đưa ra khuyến cáo rằng trẻ em dưới 18 tuổi không nên tiêm vắc xin Covid-19 vì:

Trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm

Trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm

- Từ khi vắc xin ra đời đến nay vẫn chưa có đủ thời gian thử nghiệm để xác định được hết tính an toàn và hiệu quả của nó đối với trẻ dưới độ tuổi này.

- Nếu chẳng may trẻ em mắc Covid-19 thì cũng không đáng lo ngại lắm vì các triệu chứng thường không có hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với người lớn.

- Tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 và tử vong ít.

Riêng ở nước ta, cha mẹ không nên băn khoăn quá về vấn đề trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid vì số lượng vắc xin ở nước ta vẫn còn rất hạn chế nên trước tiên sẽ được nhắm đến đối tượng có nguy cơ cao hơn. Thêm vào đó, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19, trở nặng hoặc tử vong ở nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với người lớn.

2.2. Có vắc xin Covid nào tiêm được cho trẻ em không

Thực tế hiện nay được các chuyên gia y tế chia sẻ thì thế giới vẫn còn rất hiếm loại vắc xin Covid-19 có thể dùng để tiêm cho trẻ em. Trong số các loại vắc xin Covid đang được sử dụng hiện nay thì chỉ có vaccine Pfizer là đã được phê duyệt cho đối tượng tiêm 12 - 18 tuổi. 

Một số nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc xin Covid cho trẻ 12 - 18 tuổi

Một số nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc xin Covid cho trẻ 12 - 18 tuổi

Cũng chính hãng sản xuất ra vắc xin này đã có thử nghiệm lâm sàng cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi. Ở nước Mỹ, vắc xin Pfizer cũng được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi được FDA Mỹ thông qua với nhóm trẻ nhỏ tuổi hơn.

Ngoài ra, vắc xin Moderna cũng đã hoàn tất xong thủ tục thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em và được công nhận để tiêm cho trẻ em tại một số nước Châu Âu. Một số loại vắc xin khác cũng đã được phê duyệt tiêm cho nhóm 12 - 18 tuổi nhưng chỉ trong phạm vi quốc gia mà thôi.

Về vấn đề trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid ở nước ta, cha mẹ cũng nên biết rằng, tháng 7/2021, Bộ y tế nước ta đã đàm phán xong với hãng Pfizer và hiện đang làm thủ tục ký cam kết để mua thêm 20 triệu liều vắc xin Covid để tiêm chủng cho độ tuổi từ 18 trở lên. Khi số lượng vắc xin ấy về đến nước ta sẽ tiến hành tiêm cho trẻ ở độ tuổi này.

Về cơ bản, mối bận tâm trẻ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid của các bậc cha mẹ đều xuất phát từ lo lắng cho con mình và điều đó là chính đáng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên sốt ruột quá vì tất cả các loại vắc xin Covid hiện nay đều được nghiên cứu và cấp phép trong điều kiện vô cùng khẩn cấp. Chính điều ấy khiến cho các chuyên gia chưa thể xác định được tác dụng phụ hay tính an toàn của vắc xin với trẻ em. Và cũng vì thế, chúng ta cần hết sức thận trọng trong kế hoạch tiêm cho đối tượng này.

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây đã giải tỏa được nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh về vắc xin Covid cho trẻ em. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin được cập nhật mới nhất để bạn đọc được rõ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp