Ở nước ta, tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ tương đối nhưng hầu như chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát. Không ít bệnh nhân khi biết mình mắc bệnh lý này đã rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng vì không biết mức độ nguy hiểm của bệnh.
28/08/2019 | Gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì để khỏi bệnh 27/08/2019 | Gan nhiễm mỡ triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 26/08/2019 | Gan nhiễm mỡ độ 3 nguy hiểm như thế nào
1. Thế nào là gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ tức là lượng mỡ tích tụ tại gan đã chiếm hơn 5% tổng trọng lượng gan. Đây là bệnh lý thường kết hợp với bệnh rối loạn chuyển hóa như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, mỡ máu,… Bệnh có nguy cơ cao ở những người ít vận động, có thói quen ăn uống không khoa học, béo phì, thừa năng lượng…
Lá gan bị nhiễm mỡ
2. Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ
2.1. Nguyên nhân
Rất nhiều yếu tố góp phần nên sự hình thành của bệnh gan nhiễm mỡ, trong đó điển hình phải kể đến:
- Chế độ ăn quá nhiều đường và chất béo, uống bia rượu thường xuyên, chế độ sinh hoạt không điều độ;
- Một số bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, bệnh rối loạn mỡ máu...;
- Di truyền ở những gia đình có nhiều người béo phì;
- Miễn dịch;
- Dùng một số loại thuốc như corticoid, thuốc hormone sinh dục nữ, tetracyclin, thuốc kháng ung thư,…;
- Viêm gan siêu vi B, C;
- Rượu bia;
2.2. Triệu chứng
Tùy từng giai đoạn bệnh mà gan nhiễm mỡ sẽ có mức độ biểu hiện bệnh không giống nhau.
- Giai đoạn 1: chưa có triệu chứng rõ ràng.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cảm thấy chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, bị vàng da
- Giai đoạn 2: có thể gặp các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, tuy nhiên các triệu chứng này thường không điển hình và xuất hiện không thường xuyên.
- Giai đoạn 3: đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, nổi u mạch trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh...
3. Phân loại bệnh gan nhiễm mỡ
3.1. Gan nhiễm mỡ không do rượu
Bao gồm gan nhiễm mỡ không do rượu đơn giản, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ cấp tính do thai kỳ.
Gan nhiễm mỡ không do rượu đơn giản
Đây là nhóm bệnh nhân có căn nguyên gây bệnh không xuất phát từ rượu mà chủ yếu do rối loạn chuyển hóa mỡ gây ra tình trạng dư thừa mỡ trong các tổ chức của gan. Thường thì nhóm bệnh nhân này sẽ có tỷ lệ mỡ chiếm hơn 10% trọng lượng gan.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Bệnh nhân thuộc nhóm này không phải xuất phát căn nguyên từ rượu. Nếu lượng mỡ trong gan đạt đến một mức độ nào đó sẽ làm cho gan to hơn, chức năng gan suy giảm. Khi không được điều trị, tổn thương ở gan khó hồi phục, bệnh dễ tiến triển xơ gan.
3.2. Gan nhiễm mỡ cấp tính khi mang thai
Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng lại dễ gây nguy hiểm cho thai phụ. Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng: thường xuyên buồn nôn, hạ sườn phải đau, da vàng, cơ thể khó chịu,...
Đa phần các triệu chứng gan nhiễm mỡ sẽ giảm dần sau sinh và không gây ra hậu quả gì. Thai phụ sẽ được kiểm tra sàng lọc, dự phòng nguy cơ mắc bệnh và điều trị từ sớm khi được phát hiện bị gan nhiễm mỡ.
3.3. Gan nhiễm mỡ do rượu
Bao gồm gan nhiễm mỡ do rượu đơn giản, viêm gan nhiễm mỡ do rượu
Gan nhiễm mỡ do rượu đơn giản
Căn nguyên chính gây bệnh cho nhóm này là sử dụng rượu bia quá nhiều làm cho gan bị tổn thương và suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ. Khi người bệnh kiêng được rượu bia thì tình trạng nhiễm mỡ gan cũng sẽ suy giảm nhưng nếu lại tiếp tục dùng rượu bia thì bệnh có nguy cơ tiến triển thành xơ gan.
Viêm gan nhiễm mỡ do rượu
Đây là mức độ nặng hơn của viêm gan do rượu đơn giản khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Trong gan có sự tích tụ dư thừa chất béo và có viêm gan kèm theo. Nếu không được điều trị bệnh sẽ tiến triển thành viêm gan mạn tính và xơ gan, cuối cùng là suy gan.
4. Chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ
4.1. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi thấy xuất hiện các hiện tượng như: đau khó chịu ở vùng bụng trong thời gian dài, mệt mỏi, sút cân đột ngột, vàng da,... hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ thường thoáng qua và không điển hình, do đó kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc rất cần thiết để có thể chẩn đoán sớm bệnh lý này.
4.2. Chẩn đoán
Gan nhiễm mỡ có thể được chẩn đoán qua các hình thức:
- Khám lâm sàng
Thông qua các biểu hiện của bệnh do người bệnh kể lại như: chán ăn, bụng khó tiêu, đầy hơi hoặc hỏi tiền sử dùng thuốc, sử dụng rượu bia và thăm khám lâm sàng bác sĩ có thể phát hiện gan nhiễm mỡ.
- Xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy sự thay đổi của men gan (men gan tăng), mỡ máu, các xét nghiệm đánh giá chức năng làm việc của gan như đông máu, đạm máu…, các xét nghiệm virus gây viêm gan giúp xác định mức độ tổn thương và nguyên nhân tổn thương gan.
- Siêu âm
Siêu âm nhận thấy gan nhiễm mỡ thể hiện qua hình ảnh là gan sáng, độ hồi âm của nhu mô gan tăng.
Siêu âm giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
- Chẩn đoán hình ảnh khác
Ngoài những phương pháp phổ biến ở trên thì gan nhiễm mỡ còn có thể được chẩn đoán qua chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI.
- Sinh thiết
Người bệnh sẽ được gây tê để dùng kim sinh thiết lấy ra mảnh tổ chức gan đưa đi kiểm tra tế bào học. Phương pháp này giúp chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
4.3. Điều trị
Về cơ bản, gan nhiễm mỡ chỉ được xem là một triệu chứng tích lũy mỡ quá nhiều tại gan chứ không phải là một bệnh lý về gan. Vì thế việc điều trị chủ yếu tập trung, dựa vào vào nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân do béo phì, thừa cân: thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp tăng cường luyện tập thể dục thể thao để loại bớt mỡ thừa, giảm cân.
- Nguyên nhân do rượu bia: chấm dứt việc uống bia rượu.
- Nguyên nhân do thuốc: ngưng sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan để thay thế bằng loại thuốc do bác sĩ chỉ định.
- Nguyên nhân do bệnh rối loạn chuyển hóa: không chế lượng đường trong máu luôn ở mức bình thường.
- Nguyên nhân do viêm gan siêu vi: cần kiểm soát không cho tình trạng viêm diễn tiến xa hơn, gây xơ gan.
Đa phần các trường hợp gan nhiễm mỡ kiểm soát bệnh tốt hoặc khỏi bệnh là do chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, áp dụng chế độ thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng giúp đào thải bớt sự lắng đọng mỡ quá mức trong cơ thể, khống chế diễn tiến bất lợi của các bệnh lý là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.
Để phát hiện sớm và điều trị khỏi gan nhiễm mỡ, bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – năm/lần. Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiệm trên đây cũng là một cách rất hay để phát hiện sự tồn tại của bệnh từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bất kỳ thời điểm nào, nếu có thắc mắc về bệnh gan nhiễm mỡ hoặc cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan, hãy gọi ngay hotline 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng có mặt, đưa ra những lời khuyên hữu ích cho sức khỏe của chính bạn.