Sốt siêu vi là cụm từ khá phổ biến và nguyên nhân là do virus gây nên. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và đôi khi cũng xuất hiện ở người lớn. Nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh nhân có thể tự khỏi. Vậy đặc điểm của sốt siêu vi là gì và có những điều gì cần lưu ý đối với loại bệnh này?
15/08/2020 | Tác hại của sốt siêu vi là gì? Làm cách nào để nhận biết? 15/08/2020 | Sốt siêu vi ở trẻ - những vấn đề cha mẹ không thể bỏ qua 28/06/2020 | Hỏi đáp: Sốt siêu vi có thực sự nguy hiểm không?
1. Định nghĩa sốt siêu vi
Thuật ngữ sốt siêu vi được dùng để chỉ chung bệnh sốt do nhiễm phải virus. Khác hoàn toàn các bệnh do vi khuẩn gây nên khi người mắc có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thì đối với sốt siêu vi không thể áp dụng được phương pháp này.
Đối tượng dễ bị sốt là trẻ em, bệnh thường phát theo mùa hay còn biết đến với tên gọi cúm mùa. Thời gian ủ bệnh và phát triển bệnh là trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong giai đoạn này nếu bệnh nhân được điều trị tích cực, chăm sóc đúng phương pháp thì sẽ giảm sốt và có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên sốt siêu vi vẫn có thể để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
2. Nguyên nhân mắc bệnh sốt siêu vi là gì?
-
Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ ngoài trời thay đổi từ lạnh sang nóng, hoặc nóng sang lạnh, từ nắng nóng chuyển sang mưa nhiều và ngược lại,... là yếu tố thuận lợi dẫn tới số lượng trẻ em mắc sốt siêu vi ngày một tăng cao ở thời điểm này;
-
Một số virus là nguyên nhân chính gây nên sốt siêu vi như: Coronavirus, Enterovirus, Adenovirus, Rhinovirus hay virus cúm. Triệu chứng sốt siêu vi do mỗi loại này gây nên sẽ khác nhau.
Một số virus là nguyên nhân chính gây nên sốt siêu vi
3. Sốt siêu vi có biểu hiện như thế nào?
Trong thời gian ủ bệnh các loại sốt siêu vi ở trẻ có các triệu chứng khá tương đồng với sốt thông thường, ví dụ như:
-
Đau, nhức mỏi cơ, sốt;
-
Lúc đầu có thể sốt nhẹ, sau đó sẽ tăng dần lên đến 39°C hoặc 40°C;
-
Giai đoạn đầu khi mới chớm bị, do biểu hiện giống với sốt thông thường nên sốt siêu vi hay bị nhầm lẫn với loại sốt khác;
-
Các triệu chứng bội nhiễm có thể kèm theo sốt siêu vi đó là: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm họng, đỏ mắt, nhức đầu, đau cơ xương khớp hoặc có thể xuất hiện các nốt ban đỏ trên da.
Lúc đầu có thể sốt nhẹ, sau đó sẽ tăng dần lên đến 39°C hoặc 40°C
Khi bệnh diễn tiến nặng và phát bệnh hoàn toàn, các biểu hiện nặng hơn có thể thấy ở bệnh nhân sẽ là sốt rất cao, có thể co giật, rơi vào hôn mê. Lúc này sốt siêu vi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ cần được cấp cứu kịp thời. Do vậy, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau đây trong giai đoạn khởi phát, gia đình cần đặc biệt chú ý và đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để điều trị:
-
Trẻ sốt cao liên tục và không giảm khi uống thuốc hạ sốt;
-
Bụng đau, nôn mửa;
-
Phát ban toàn thân;
-
Thường xuyên bị hoảng hốt, đi ngủ hay bị giật mình;
-
Đi ngoài có phân đen hay lẫn máu.
4. Những con đường lây truyền sốt siêu vi
Sốt siêu vi có thể bị lây qua những con đường sau:
-
Vì tác nhân gây bệnh là virus có khả năng lây lan rất nhanh nên sốt siêu vi có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp khi tiếp xúc trò chuyện, ăn uống,...
-
Khi tiếp xúc phải dịch mũi, dịch họng tiết ra từ người bệnh khi đang nói chuyện, ho, sổ mũi, khạc nhổ không đúng nơi quy định. Nếu không sớm cách ly có thể lây sang cho nhiều người khác và bùng phát thành dịch.
-
Virus cũng có thể lây truyền qua đường máu qua hoạt động tiêm chích, dùng chung bơm kim tiêm, truyền từ mẹ sang con hoặc quan hệ tình dục.
-
Sử dụng chung các đồ vật với người bệnh hoặc tại nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, WC,...
Sốt siêu vi có thể lây từ người này sang người khác qua dịch mũi, dịch họng tiết ra từ người bệnh
5. Cách phòng tránh và biện pháp điều trị sốt siêu vi
Có thể ngăn ngừa từ trước căn bệnh này không?
Đối với sốt siêu vi do virus gây nên, các nhà khoa học phát minh ra những loại vắc xin để ngăn chặn nó. Khi trẻ bước sang độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, gia đình có thể thực hiện tiêm chủng hàng năm cho trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc sốt siêu vi.
Ngoài ra trong cuộc sống sinh hoạt cũng cần ghi nhớ một số biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi bệnh này:
-
Vệ sinh thường xuyên nhà cửa và môi trường sống, ngăn ngừa sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn hay tạo điều kiện cho việc lây truyền virus thông qua các vật trung gian;
-
Tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các đồ vật tại nơi công cộng, sau khi dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi,...
-
Xây dựng tháp dinh dưỡng hợp lý, khoa học cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của trẻ;
-
Cách ly trẻ khỏi người bệnh, đặc biệt là những người trong gia đình đang có biểu hiện ho, sốt, nôn mửa,...
Như vậy tùy vào mức độ của bệnh mà có thể gây tử vong hoặc để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, ngay cả khi mới phát bệnh trong một thời gian ngắn. Nếu trẻ em hoặc thậm chí người lớn có những dấu hiệu khởi phát của bệnh, cần lưu ý theo dõi và đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tự hào với trên 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, MEDLATEC là một trong những bệnh viện đa khoa uy tín, cam kết luôn đem đến dịch vụ chất lượng tốt cho khách hàng. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình và chăm sóc bệnh nhân chu đáo từ xa, MEDLATEC muốn đảm bảo rằng người bệnh luôn có MEDLATEC cùng song hành và chăm lo sức khỏe. Bên cạnh đó, Bệnh viện có thực hiện khám BHYT, đồng thời áp dụng dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh tại 2 cơ sở BVĐK MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC - 99 Trích Sài - Tây Hồ vì vậy khách hàng có thể yên tâm lựa chọn cho mình nơi thăm khám với chi phí phù hợp. Hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900565656 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn miễn phí và đặt lịch khám ngay hôm nay bạn nhé!