Sinh thiết cổ tử cung là kỹ thuật quan trọng trong việc phát hiện các bệnh liên quan đến tử cung và quyết định cách điều trị. Vậy kỹ thuật này được thực hiện như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với sức khỏe sinh sản của chị em.
21/01/2021 | Điểm danh dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối điển hình 11/12/2020 | Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) an toàn, chính xác 12/02/2020 | Những thông tin cần biết về xét nghiệm sinh thiết
1. Sinh thiết cổ tử cung là kỹ thuật gì?
Sinh thiết tử cung là một quá trình kỹ thuật lấy mẫu mô cổ tử cung để kiểm tra các tình trạng bất thường, tình trạng tiền ung thư hoặc ung thư hóa. Quá trình này bắt buộc phải được quan sát dưới hình ảnh nội soi để hạn chế kết quả âm tính giả do sinh thiết không đúng chỗ. Các kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung bao gồm kỹ thuật sinh thiết bấm và sinh thiết chóp cổ tử cung.
Mục đích khi thực hiện kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung:
- Kỹ thuật được thực hiện khi quá trình thăm khám lâm sàng vùng tiểu khung phát hiện bất thường.
- Sinh thiết cổ tử cung cũng được thực hiện khi các tế bào bất thường được phát hiện qua Pap.
- Sinh thiết cổ tử cung có thể được tiến hành để tìm các tế bào ung thư hoặc tiền ung thư ở cổ tử cung.
- Ngoài ra sinh thiết cổ tử cung có thể được chỉ định trong các trường hợp:
+ Các khối bất thường không phải ung thư ở cổ tử cung (các polyp).
+ Mụn cóc sinh dục.
+ Phơi nhiễm với diethylstilbestrol (DES), nếu mẹ của bệnh nhân sử dụng DES trong quá trình mang thai bệnh nhân. DES làm tăng nguy cơ ung thư ở cơ quan sinh sản. Bác sĩ cũng có thể chỉ định tiến hành sinh thiết cổ tử cung vì những lí do khác.
Hình ảnh mô tả quá trình sinh thiết lấy mẫu mô cổ tử cung
Trong quá trình khám lâm sàng, nếu được chỉ định tiến hành sinh thiết cổ tử cung, hãy cho bác sĩ biết nếu:
-
Nếu đang trong quá trình mang thai vì kỹ thuật sinh thiết không được thực hiện trong thai kỳ.
-
Đang sử dụng các loại thuốc chữa trị.
-
Những vật chất và thành phần thuốc dị ứng.
-
Cơ thể có vấn đề liên quan tim hoặc phổi.
-
Bệnh nhân đã được điều trị một số bệnh ở vùng chậu, cổ tử cung hoặc vùng âm đạo.
-
Bản thân có tiền sử rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các thuốc có tác dụng chống đông.
Trước khi tiến hành sinh thiết, cần lưu ý không quan hệ tình dục, không thụt rửa, không sử dụng tampon hay các loại thuốc âm đạo trong 24 tiếng trước khi tiến hành, cũng như làm trống bàng quang ngay trước khi sinh thiết.
2. Quy trình thực hiện sinh thiết cổ tử cung
Quá trình sinh thiết cổ tử cung cần dùng đến kìm sinh thiết, hóa chất để bảo quản bệnh phẩm sau khi sinh thiết, adrenalin (dự phòng chảy máu).
Quá trình sinh thiết cổ tử cung có thể được thực hiện cùng lúc với quá trình soi tử cung để việc tử cung của bác sĩ rõ hơn và hạn chế khả năng lấy mẫu sinh thiết không đúng chỗ.
Bệnh nhân được nằm ngửa trên bàn kiểm tra, cởi bỏ quần áo dưới thắt lưng và có một lớp vải phủ được treo lên quanh eo, hai chân giơ lên và được hai bàn đạp hỗ trợ.
Mỏ vịt đã được bôi trơn được chèn vào âm đạo để mở âm đạo, việc này giúp bác sĩ quan sát rõ bên trong âm đạo và cổ tử cung, cổ tử cung được giữ bằng kìm pozi.
Qua cổ tử cung, công cụ lấy mẫu sinh thiết được đưa vào tử cung. Toàn bộ quá trình sinh thiết kéo dài trong khoảng 5 đến 15 phút.
Hình ảnh mô tả kỹ thuật sinh thiết chóp cổ tử cung - một trong hai phương pháp sinh thiết cổ tử cung hiện nay
Những biến chứng có thể xảy ra khi sinh thiết cổ tử cung:
Sau khi tiến hành sinh thiết cổ tử cung, một số bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như:
Theo dõi sau sinh thiết cổ tử cung
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu một trong các dấu hiệu sau xuất hiện:
Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý, không nên thụt rửa, sử dụng tampon, hoặc quan hệ tình dục trong vòng 1 - 2 tuần sau khi sinh thiết .
Đau bụng và chảy máu tử cung kéo dài là tình trạng thường gặp sau khi tiến hành sinh thiết
3. Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng ở cổ tử cung
Các số liệu hiện nay cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn ở cổ tử cung do virus Papilloma (HPV) có liên quan đến loạn sản cổ tử cung và ung thư. Có hơn 60 chủng phụ HPV, trong đó chủng 6 và 11 có khuynh hướng gây loạn sản nhẹ, các chủng 16, 18, 31 và các chủng khác có khả năng gây ra những thay đổi ở tế bào với mức độ cao hơn.
Virus Herpes Simplex cũng có thể đóng vai trò cộng hưởng nhưng không hẳn là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung liên quan đến những người phụ nữ đã từng quan hệ và số lượng bạn tình của người phụ nữ. Bên cạnh đó, những người dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài và những người có thói quen hút thuốc cũng có khả năng phát sinh loạn sản cổ tử cung hơn.
Quan hệ tình dục an toàn giúp hạn chế việc lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng cổ tử cung
Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:
-
Khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên sàng lọc tế bào để phát hiện những biểu hiện bất thường của tế bào cổ tử cung.
-
Giới hạn số lượng bạn tình.
-
Dùng bao cao su khi quan hệ hoặc sử dụng màng ngăn âm đạo để phòng ngừa việc lây các bệnh tình dục.
-
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Phụ nữ nhiễm HIV cần được sàng lọc tế bào đều đặn vì đây là những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh và tái phát sau điều trị cao hơn. Sau điều trị, các trường hợp này cũng cần được theo dõi chặt chẽ.
Sinh thiết cổ tử cung là một quy trình quan trọng để kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản, đó là lý do chị em phụ nữ nên sàng lọc tế bào định kỳ để đảm bảo sức khỏe. Với những thắc mắc liên quan đến cơ thể và kỹ thuật sinh thiết, hãy gọi đến hotline 1900565656 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.