Bệnh chàm gây nên cảm giác khó chịu, bất tiện trong cuộc sống. Căn bệnh này khiến người mắc cảm thấy tự ti do những vết ban đỏ xuất hiện trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Vì thế nếu bạn không may mắc phải chàm da thì không được chủ quan mà cần điều trị sớm nhất có thể.
26/05/2020 | Bệnh chàm có nghiêm trọng hay không và điều trị ở đâu thì tốt? 24/04/2020 | Trẻ bị chàm sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa
1. Tìm hiểu chung về bệnh chàm?
bệnh chàm còn được biết đến với tên gọi eczema là căn bệnh viêm da thường gặp bởi nhiều nguyên nhân. Khu vực da mắc bệnh sẽ nổi những mụn nước mẩn đỏ khiến cơ thể bị ngứa và đau rát. Nếu người bệnh không thể kiềm chế mà gãi vào những mụn nước này sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bệnh chàm là tình trạng viêm nhiễm trên da do nhiều nguyên nhân
Bất kì ai cũng có thể mắc chàm da thế nhưng bệnh phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh. Thế nên các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con sát sao để kịp thời phát hiện và chữa trị hiệu quả.
2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm da?
-
Bệnh chàm da thường do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng gen di truyền được xem là nguyên nhân thường gặp nhất.
-
Ngoài ra, cơ thể có thể bị kích ứng với các loại sợi, xà phòng, chất tẩy rửa hoặc mỹ phẩm, nước hoa,…
Kích ứng với các loại mỹ phẩm hoặc nước hoa là nguyên nhân gây bệnh
-
Bên cạnh đó, thực phẩm dùng hàng ngày cũng có khả năng gây ra chàm da. Những thực phẩm gây ra dị ứng gồm có trứng, sản phẩm chế biến từ lúa mì,... Và những ai bị nhạy cảm với phấn hoa hay lông chó mèo cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.
-
Sự tấn công của các loại siêu vi, nấm và vi khuẩn,… có cơ chế mắc dị ứng là nguyên nhân làm xuất hiện chàm da.
-
Những người mắc các bệnh mạn tính như xơ gan, viêm thận hay hen phế quản,… có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn người bình thường.
3. Triệu chứng thường gặp của bệnh
Việc hiểu biết được bệnh chàm da có những triệu chứng nào sẽ giúp các bạn phát hiện ra bệnh thật sớm để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Một số triệu chứng cho bạn tham khảo gồm có:
Biểu hiện bệnh có thể là các vết hồng ban hoặc các nốt mụn nước
4. Điều trị bệnh chàm da như thế nào?
4.1. Dùng băng ướt
Nếu bệnh nhân có mức độ chàm da từ trung bình đến nặng có thể sử dụng băng ướt gồm có băng vết thuốc và thuốc corticosteroid. Thấm thuốc vào băng ướt rồi dán lên vùng da bị chàm trong khoảng 1 giờ. Tốt nhất hãy điều trị tại các cơ sở y tế uy tín dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả tốt nhất.
4.2. Liệu pháp ánh sáng
Phương pháp này còn được gọi là liệu pháp quang học. Khi thực hiện liệu pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị kỹ thuật y học chiếu lên vùng da chàm loại tia sáng đặc biệt. Loại tia thường được dùng cho bệnh nhân chàm da là tia cực tím B. Tùy theo trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định loại tia phù hợp.
Thời gian điều trị thường từ 2 - 3 lần trong khoảng 2 tháng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất dần. Mỗi lần thực hiện liệu pháp ánh sáng diễn ra khoảng vài phút. Tuy có hiệu quả trong điều trị bệnh chàm nhưng lại khiến làn da chúng ta bị lão hóa và có nguy cơ mắc ung thư da.
4.3. Kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh dinh dưỡng
Trạng thái căng thẳng có nguy cơ khiến bệnh trở nên bùng phát hơn thế nên việc kiểm soát stress, căng thẳng là rất cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ mặn,... Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp kiểm soát tinh thần và tĩnh dưỡng mà vẫn không thể đạt hiệu quả thì nên liên hệ với các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.
Kiểm soát căng thẳng có hiệu quả ngăn ngừa bệnh
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm
5.1. Hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây bệnh
Chàm da do nhiều tác nhân gây ra thế nên để phòng ngừa được bệnh các bạn cần tránh xa các tác nhân như:
-
Dị ứng: nấm mốc, phấn hoa.
-
Thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản,... nếu bạn có tiền sử dị ứng với chúng.
-
Các chất liệu vải thô gây ngứa.
-
Căng thẳng.
-
Đổ nhiều mồ hôi.
-
Xà phòng và hóa chất tẩy rửa.
-
Khói thuốc lá.
-
Lông động vật: chó, mèo.
-
Nhiệt độ cao,...
5.2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và luyện tập thể dục đều đặn
-
Tắm rửa mỗi ngày ít nhất 1 lần trong khoảng 15 phút.
-
Nên tắm bằng nước ấm với xà phòng loại nhẹ.
-
Lau khô cơ thể bằng khăn mềm.
-
Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm.
-
Luyện tập thể dục thể thao tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
6. Cơ sở điều trị bệnh chàm uy tín tại Hà Nội
Nếu không may mắc chàm da chắc hẳn người bệnh sẽ rất khó chịu và ngại giao tiếp với nhiều người. Thế nên để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này các bạn nên tìm đến cơ sở uy tín lâu năm để được điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá là nơi khám chữa bệnh uy tín được nhiều người tin tưởng trong việc điều trị bệnh chàm da từ nhẹ đến nặng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trải qua hơn 24 năm hình thành và phát triển, có bề dày kinh nghiệm vững chắc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn diện. Cùng với sự phát triển đó, chúng tôi đã xây dựng được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao về y học, tâm lý bệnh nhân và hơn cả là sự tâm huyết tận tâm. Hệ thống trang thiết bị y tế luôn được trang bị hiện đại, tân tiến nhất chắc chắn sẽ khiến các bạn hài lòng và an tâm.
Không chỉ có thế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn vinh dự được chứng nhận là Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả xét nghiệm của chúng tôi trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Đặc biệt, một tin cực tốt dành cho khách hàng chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thực hiện chính sách chi trả bằng bảo hiểm y tế. Bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh bằng bảo hiểm hãy đến ngay địa chỉ 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ, số 99 Trích Sài, Tây Hồ. Chính sách này có gần 40 đơn vị bảo hiểm y tế uy tín liên kết thực hiện.
Tóm lại, bệnh chàm da nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu bệnh nhân chàm da chủ quan không tiến hành điều trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và khó để chữa trị dứt điểm. Đừng lo ngại mà hãy nhấc máy lên gọi về cho chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56 để được các nhân viên tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.