Lấy ráy tai giúp làm giảm các nguy cơ, tình trạng nhiễm trùng cho ống tai. Vậy như thế nào là lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu các thông tin liên quan.
08/02/2023 | Những tác hại khi đeo tai nghe nhiều không nên chủ quan 16/01/2023 | Giới thiệu cơ sở có bác sĩ tai mũi họng giàu kinh nghiệm, tận tâm 13/01/2023 | Khám tai mũi họng định kỳ bảo vệ tốt sức khỏe của bạn
1. Ráy tai là gì?
Ráy tai được tạo thành từ các tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi tiết ra từ ống tai và các bụi bẩn. Sau khi hình thành, ráy tai được đẩy ra bên ngoài ống tai ngoài dưới tác động của lớp nhung mao của tế bào tuyến. Thông thường, ráy tai sẽ tự khô và xảy ra hiện tượng bong tróc ở tai ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong ống tai.
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào đặc điểm như chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, lứa tuổi, cơ địa,... mà tính chất của ráy tai như cấu trúc, màu sắc, mùi là khác nhau. Ngoài ra, các tình trạng của ráy tai cũng có thể biểu hiện các vấn đề sức khỏe. Ví dụ như sau:
-
Ráy tai ướt và có mùi hôi là thường biểu hiện của tình trạng tai bị nhiễm trùng, viêm tai giữa.
-
Ráy tai lẫn máu cảnh báo tình trạng tổn thương của tai, màng nhĩ.
-
Ráy tai chảy mủ màu xanh là biểu hiện tai bị nhiễm khuẩn.
-
Nếu không thấy sự xuất hiện của ráy tai chứng tích tụ keratin có thể đang diễn ra. Lúc này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế được được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng.
-
Ráy tai hình thành các mảng dày, có màu nâu tối là cảnh báo của tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể.
Thông qua ráy tai có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe
2. Khi nào nên lấy ráy tai?
Trên thực tế, ráy tai không phải là không có tác dụng. Việc thiếu hoặc quá ít ráy tai có thể khiến bạn bị ngứa, khô tai hoặc giảm các khả năng năng chặn vi khuẩn, các dị vật có thể rơi vào tai.
Theo các chuyên gia, ráy tai có thể được “tự loại bỏ” ra khỏi ống tai bằng việc rơi ra ngoài (khi quá nhiều) hoặc thông qua các cử động của hàm (nhai, nói chuyện), tắm rửa,... Tuy nhiên, khi gặp phải các tình trạng sau, bạn nên chủ động thực hiện việc lấy ráy tai, gồm có:
-
Đau tai, nghe âm thanh không rõ.
-
Cảm giác ù tai hoặc xuất hiện tiếng ồn, rung trong tai.
-
Tai chảy mủ, ngứa hoặc có mùi lạ.
Thực hiện loại bỏ ráy tai khi gặp tình trạng nghe không rõ, giảm thính lực
3. Cách lấy ráy tai đúng cách tại nhà
Lấy ráy tai có thể tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu tai, thủng hoặc ảnh hưởng tới màng nhĩ, nguy cơ viêm tai giữa,... Chính vì vậy, thực hiện và các cách lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách là vô cùng quan trọng. Để có cách lấy ráy tai đúng cách, an toàn, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Sử dụng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý trong lấy ráy tai là phương pháp an toàn và dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà với các bước như sau:
-
Tiến hành nhúng ướt bông gòn sạch vào nước muối sinh lý. Nằm nghiêng người sang một bên.
-
Cho miếng bông gòn đã được làm ướt vào tai và để nguyên trong vòng 5 phút. Có thể tiến hành day nhẹ tay để nước muối được thấm vào bên trong nhiều hơn.
-
Sau 5 phút, nằm nghiêng người lại so với hướng ban đầu để phần nước và ráy tai chảy ra ngoài.
-
Dùng tăm bông sạch và khăn mềm để thấm và làm sạch cho tai.
-
Tiếp tục thực hiện các bước tương tự với bên tai còn lại.
Ngoài ra, để vệ sinh và lấy ráy tai cũng có thể sử dụng oxy già hoặc nước ấm (không nên sử dụng nước máy).
Sử dụng thuốc nhỏ tai
Các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất chống viêm tai, thường được sử dụng khi cần lấy ráy tai khô và cứng. Sản phẩm cũng được đánh giá là an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách loại bỏ ráy tai với thuốc nhỏ tai được tiến hành như sau:
-
Nghiêng đầu sang một phía và từ từ nhỏ từ 1 – 2 giọt thuốc nhỏ tai vào lỗ tai. Dùng tay xoa nhẹ phần ống tai sau khi nhỏ thuốc.
-
Sau khoảng 1 phút, từ từ nghiêng đầu sang phía ngược lại ban đầu để phần thuốc nhỏ và ráy tai sẽ chảy ra ngoài.
-
Sử dụng khăn mềm, sạch để vệ sinh lại lỗ tai.
-
Tiếp tục thực hiện các bước tương tự với bên tai còn lại.
Sử dụng thuốc nhỏ tai để làm mềm ráy tai
Sử dụng ống tiêm bóng đèn
Trong trường hợp việc sử dụng nước nhỏ tai không thể loại bỏ được ráy tai, bạn có thể sử dụng một cách khác đó chính là ống tiêm bóng đèn. Các bước thực hiện gồm có:
Với cách thực hiện này, nước ấm sẽ đi vào bên trong lỗ tai và làm ráy tai mềm ra và chảy ra bên ngoài. Lúc này, bạn chỉ cần nghiêng nhẹ đầu để nước và ráy tai chảy ra. Sau đó dùng khăn sạch để lau khô.
Lưu ý:
-
Không nên bóp ống tiêm với nước quá mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương với màng nhĩ.
-
Sử dụng nước với nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Không áp dụng phương pháp lấy ráy tai này với người bệnh đã từng phẫu thuật màng nhĩ hoặc bị thủng màng nhĩ.
4. Các lưu ý trong quá trình vệ sinh, lấy ráy tai
Để quá trình vệ sinh, lấy ráy tai là đúng cách, an toàn và giảm tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Không sử dụng các loại que nhọn hoặc tăm bông để ngoáy sâu vào trong tai. Điều này có thể gây ra các tổn thương với tai hoặc khiến ráy tai bị đẩy sâu vào phía trong.
-
Chỉ nên dùng tăm bông, bông gòn hoặc khăn mềm để lau và loại bỏ ráy tai tại phía bên ngoài sau khi vệ sinh.
-
Không nên lấy ráy tai quá thường xuyên. Với trẻ nhỏ, nên thực hiện với tần suất từ 2 – 3 lần/tháng.
-
Khi thực hiện loại bỏ ráy tai, nên tiến hành với các thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận.
-
Sau khi lấy ráy tai hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tai nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế cần nhất để được chẩn đoán tình trạng và có hướng điều trị thích hợp (nếu có).
Mẹ chỉ nên loại bỏ ráy tai từ 2 – 3 lần/tháng cho bé
Trên đây là các thông tin chia sẻ liên quan tới lấy ráy tai mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những thông tin, gợi ý có ích nhất giúp bạn có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Khi cần các tư vấn hỗ trợ liên quan hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám khác tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hỗ trợ.