Cách giảm sốt ở trẻ nhỏ đơn giản mà hiệu quả có lẽ là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất đối với các bậc làm cha mẹ. Hãy theo dõi phần thông tin dưới đây và áp dụng khi cần các biện pháp giảm sốt cho bé có thể thực hiện ngay tại nhà nhé!
08/01/2022 | Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? 06/01/2022 | Trẻ bị chàm ở má - Top 5 câu hỏi thường gặp nhất! 06/01/2022 | Bỏ túi ngay cách xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón hiệu quả
1. Lý giải phản ứng sốt và tác động của nó đối với cơ thể?
Khi cơ thể bị tác động bởi các yếu tố gây hại, thường liên quan đến nhiễm khuẩn do virus, nấm, hay vi khuẩn,... vùng trung tâm điều nhiệt gặp rối loạn khiến cơ thể xuất hiện phản ứng tăng thân nhiệt, hay còn gọi là sốt.
Để chống lại các tác nhân gây hại, cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng sốt nhằm ức chế khả năng hoạt động của vi khuẩn và giúp tiêu diệt chúng. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng được thúc đẩy tăng sản sinh thực bào, kháng thể,… để nhanh chóng loại bỏ yếu tố gây hại. Về mặt sinh lý, sốt làm một phản ứng tự nhiên có lợi cho cơ thể.
Hạ sốt ở trẻ nhỏ sao cho hiệu quả là một trong những điểm thắc mắc lớn của nhiều phụ huynh
Mặc dù có ích về mặt tiêu diệt hại khuẩn, thế nhưng nếu không áp dụng một số cách giảm sốt ở trẻ nhỏ ngay khi trẻ có dấu hiệu, sự gia tăng nhiều độ quá mức có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, để lại di chứng nặng nề về sau hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Cụ thể như sau:
-
Hệ thần kinh: biến chứng nghiêm trọng nhất mà hầu hết trẻ nhỏ thường gặp sau những cơn sốt cao chính là sự tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như viêm não - màng não, động kinh,… khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
-
Hệ tim mạch: trẻ sốt cao cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh lý của tim, gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng đột ngột, bệnh viêm cơ tim,… đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.
-
Hệ hô hấp: tình trạng bệnh diễn biến nặng nề cũng sẽ dẫn đến những triệu chứng như rối loạn nhịp thở, khó thở, thở nông,…
-
Rối loạn vận động: trẻ còn có nguy cơ mắc phải các di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động như hội chứng Tics, tăng động giảm chú ý,…
-
Tâm lý: sức khỏe bị tổn hại nặng nề có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, mặc cảm, tự ti,…
Nếu phụ huynh nắm rõ cách giảm sốt ở trẻ nhỏ và áp dụng tốt sẽ giúp bé phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm
2. Cách giảm sốt ở trẻ nhỏ có thể thực hiện tại nhà
Để phòng ngừa những tình huống xấu nhất khi trẻ bị sốt. Phụ huynh cần theo dõi sát và đặc biệt lưu ý mọi dấu hiệu bất thường ở trẻ để áp dụng biện pháp chăm sóc thích hợp.
Theo dõi nhiệt độ
Trẻ bị sốt không nhất thiết phải cho uống thuốc hạ sốt, nếu quá lạm dụng có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, hay thậm chí khiến trẻ bị ngộ độc. Theo dõi thân nhiệt chính là bước quan trọng giúp bố mẹ xác định mức độ sốt của trẻ, thời điểm nào nên dùng thuốc hạ sốt và khi nào không cần dùng:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế để đáp ứng tùy theo nhu cầu của mỗi người. Phụ huynh cần nắm rõ cách sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ, cũng như kiểm tra nhiệt độ một cách chính xác:
Hiện nay, nhiệt kế nách là loại được sử dụng phổ biến nhất vì độ an toàn và tính chính xác cao. Bạn cần lau khô vùng hõm nách cho bé, kiểm tra và vẩy nhiệt kế để vạch thủy ngân dưới mức <350C. Sau đó đặt bầu nhiệt kế vào, phần thân chếch về phía ngực. Giữ tay trẻ ép chặt trong khoảng 10 phút rồi xem kết quả mức nhiệt kế cộng 0,5 sẽ cho biết thân nhiệt của trẻ.
Nhiệt kế điện tử
Tương tự như nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử cũng có nhiều loại thích hợp với các vị trí khác nhau. Tuy nhiên cách sử dụng lại đơn giản hơn, bạn chỉ cần nhấn nút khởi động, đưa nhiệt kế đến sát vị trí đo và xem kết quả. Mặc dù tiện lợi nhưng nhiệt kế điện tử lại dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ môi trường và cho kết quả sai, đôi khi còn nhanh bị hỏng trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao.
Để áp dụng đúng phương pháp hạ sốt ở trẻ nhỏ, bạn cần theo dõi sát mức thân nhiệt của bé
Áp dụng phương pháp vật lý
Với mức độ nhẹ, bạn chỉ nên thực hiện một số cách giảm sốt ở trẻ nhỏ theo kiểu chăm sóc giảm nhẹ bằng phương pháp vật lý, chưa cần sử dụng đến thuốc hạ sốt, gồm một số biện pháp theo thứ tự ưu tiên như sau:
-
Vị trí nghỉ ngơi đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ.
-
Quần áo mặc cần được làm từ chất liệu rộng rãi, thoáng khí.
-
Cho uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú mẹ cần được uống sữa nhiều hơn bình thường.
-
Lau ấm toàn thân, lưu ý vùng trán, nách và bẹn.
Mẹo hạ sốt ở trẻ nhỏ theo dân gian
Nếu bạn lo ngại trẻ chịu ảnh hưởng của tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc, hoặc trong trường hợp không có thuốc sẵn để dùng cho bé, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt ở trẻ nhỏ theo y học dân gian như sau:
-
Cỏ nhọ nồi: loại bỏ phần rễ và hoa, xay nát hoặc cắt nhỏ đun với nước nóng, lọc kỹ và cho trẻ uống.
-
Rau má: theo đông y, rau má tác dụng giảm độc, thanh nhiệt, thích hợp sử dụng trong việc giảm đau hạ sốt ở trẻ nhỏ. Bố mẹ chỉ cần chọn loại rau tươi, vò nát hoặc đập nhuyễn, nấu cùng nước nóng và cho trẻ uống.
-
Giấm táo: lượng axit cao trong giấm táo có tác dụng hỗ trời giải nhiệt, hạ sốt. Bạn có thể dùng nước ấm pha giấm táo lau khắp người trẻ, chú ý nhẹ nhàng để không làm da bị tổn thương
-
Diếp cá: chọn lá tươi non rửa sạch, giã hoặc xay nhỏ trước khi nấu với nước sôi, chắt lấy nước và cho trẻ dùng.
Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt ở trẻ nhỏ
Cách giảm sốt ở trẻ nhỏ với thuốc hạ sốt chỉ áp dụng khi mức thân nhiệt >38,50C, mỗi lần dùng thuốc phải cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Đối với trẻ em (dưới 16 tuổi) cần tính liều lượng chính xác theo cân nặng cho trẻ, từ 10-15mg/kg cân nặng/lần uống, tối đa không quá 60mg/kg cân nặng/ ngày. Nếu bạn không thể nắm rõ cách dùng thuốc, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể.
Dùng thuốc tây y hay dân gian đều có thể giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ hiệu quả
Ngoài áp dụng một số cách giảm sốt ở trẻ nhỏ như đã nêu trên, phụ huynh cũng cần chú ý vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, hỗ trợ hệ miễn dịch nhanh chóng loại bỏ những tác nhân gây hại. Nếu bạn cần được hỗ trợ về mặt y tế, hãy liên lạc với Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC với số 1900 56 56 56