Cách đo huyết áp tại nhà chuẩn, đảm bảo kết quả chính xác | Medlatec

Cách đo huyết áp tại nhà chuẩn đảm bảo kết quả chính xác

Biết cách đo huyết áp chính xác ngay tại nhà sẽ giúp người bệnh phát hiện được bệnh huyết áp cao. Từ đó, sớm thực hiện điều trị và tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy tim, đột quỵ hay suy thận. Bỏ túi cách đo huyết áp tại nhà và một số thông tin cần biết được MEDLATEC chia sẻ bên dưới.


23/11/2022 | Giải thích về hiện tượng huyết áp lên xuống thất thường
23/11/2022 | Tư vấn: Bảng đo huyết áp chuẩn là bao nhiêu?
18/11/2022 | Khám huyết áp để làm gì? Nên thực hiện khi nào?

1. Sơ bộ về đo huyết áp

Với cách đo huyết áp sẽ được hướng dẫn thực hiện tại nhà, bạn đọc cần biết một số điều sơ bộ có liên quan đến việc này sau đây.

1.1. Đo huyết áp là gì? 

Đo huyết áp là một phương pháp thủ công được sử dụng để đo áp suất trong động mạch khi tim bơm máu. Thông qua đó, tiến hành đánh giá chỉ số huyết áp của người bệnh. 

Đây là phương pháp thường được dùng trong kiểm tra sức khỏe, hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị bệnh. Song song với đó, cũng có một số trường hợp người bệnh học cách đo huyết áp và thực hiện tại nhà để xác định xem tình hình huyết áp của bản thân đang là cao hay thấp cũng như có đang ổn định hay không. 

Đo huyết áp khi khám sức khỏe 

Đo huyết áp khi khám sức khỏe 

1.2. Nguyên lý đo huyết áp như thế nào?

Phương pháp này có nguyên lý là bơm căng một băng tay băng bằng cao su với mục đích nhằm khiến cho một động mạch mất mạch đập, rồi tiến hành xả hơi dần dần và quan sát, đồng thời ghi lại các phản ứng của động mạch.

Dựa vào hai trị số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ đánh giá được người bệnh có đang gặp tình trạng cao huyết áp hay không. 

1.3. Ý nghĩa của việc biết cách đo huyết áp chính xác tại nhà là gì? 

Cách đo huyết áp tại nhà khi được thực hiện chính xác sẽ giúp bạn xác định được tình trạng huyết áp và biết liệu mình có đang bị cao huyết áp không. Bởi bệnh lý này thường không có triệu chứng cảnh báo khiến nhiều người không biết bản thân đang mắc bệnh. Song song với đó, khi có các dấu hiệu của huyết áp thấp, bạn cũng có thể cần đến phương pháp này để xác định và kiểm tra.

Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên là mỗi người nên tự theo dõi bằng cách tự đo huyết áp tại nhà. Đặc biệt là các đối tượng sau: 

  • Người mắc bệnh mạn tính như: béo phì, tiểu đường, bệnh lý tim mạch,... 

  • Người bị tăng huyết áp và đang được điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Người lớn tuổi.

  • Phụ nữ có thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối.

  • Người có tiền sử bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.

1.4. Kết quả đo huyết áp có thể bị ảnh hưởng do các yếu tố nào?

Khi tiến hành phương pháp này, có các yếu tố có khả năng tác động đến kết quả nhận được bao gồm:

  • Tình trạng lo lắng khi thực hiện đo.

  • Trước khi đo đã ăn uống (như uống cà phê, bia, rượu), hoặc làm (như hút thuốc, tập thể dục, vận động mạnh,...) 

  • Tư thế ngồi khi đo không đúng như đặt tay trên bàn cao ngang với ngực. 

  • Đặt vị trí đo chưa đúng.

  • Quá trình đo bệnh nhân nói chuyện.

  • Từng thời điểm đo trong ngày và từng ngày khác nhau.

 Sử dụng cà phê trước khi thực hiện đo huyết áp có thể ảnh hưởng kết quả

Sử dụng cà phê trước khi thực hiện đo huyết áp có thể ảnh hưởng kết quả

2. Cách đo huyết áp tại nhà như thế nào cho chính xác? 

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác khi bạn thực hiện tại nhà, dưới đây là một số hướng dẫn dành cho bạn.

2.1. Chuẩn bị

Để quá trình này được tiến hành, tất nhiên cần chuẩn bị và biết cách sử dụng máy đo huyết áp. 

Bên cạnh đó, trước khi thực hiện, bạn nên làm một số điều sau:

  • Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ điều trị về các loại thuốc đang sử dụng để biết được liệu chúng có làm ảnh hưởng đến huyết áp không. 

  • Ít nhất 2 giờ trước khi tiến hành phương pháp này, không được uống bia rượu, cà phê hay hút thuốc lá hoặc tập thể dục. 

  • Lựa chọn mặc loại áo có tay ngắn.

  • Không nói chuyện trong quá trình đo.

  • Tối thiểu năm phút trước khi tiến hành đo, nên ngồi thoải mái trên ghế và thư giãn. 

2.2. Cách tiến hành đo 

Về cách tiến hành đo, bạn có thể thực hiện cách đo huyết áp tại nhà sau đây.

Tư thế tốt nhất là ngồi tựa vào ghế, duỗi thẳng tay để trên mặt bàn phẳng, khủy tay đặt ngang mức với tim. Sau đó, tiến hành đo theo hướng dẫn của từng loại máy, thường là đeo bao quấn tay sau đó bấm các nút điều khiển ở trên thân máy để đo. Lưu ý giữ nguyên tư thế đo đúng cho đến khi có kết quả hiển thị trên màn hình. Ghi nhận kết quả đó và cuối cùng là tắt máy. 

Đảm bảo thực hiện chính xác quy trình đo

Đảm bảo thực hiện chính xác quy trình đo

Có thể nói, quy trình này bạn phải đảm bảo độ chính xác về tư thế ngồi, vị trí đo, cũng như cách sử dụng máy đo huyết áp thì mới có thể đem lại kết quả đúng.

Lưu ý là, việc đo huyết áp tại nhà cần đảm bảo 3 điều:

- Mỗi lần thực hiện thì cần đo 2 lần liên tiếp ở tư thế ngồi, mỗi lần cần cách nhau khoảng 1 phút. 

- Đo 2 lần/ngày, khuyến cáo tốt nhất là nên vào buổi sáng và tối.

- Tiến hành đo liên tục trong 4 ngày, và tốt nhất là trong 7 ngày. Kết quả nên lấy giá trị trung bình của các lần đo từ lần thứ hai trở đi (trừ ngày đầu tiên) để đưa ra chẩn đoán.

2.3. Đọc chỉ số đo huyết áp nhận được

Sau khi đã có kết quả, bạn có thể đọc chỉ số đo huyết áp nhận được và xác định các trường hợp gồm có: 

- Chỉ số huyết áp bình thường: 

  • Huyết áp tâm thu: 90 mmHg - 130 mmHg.

  • Huyết áp tâm trương: 60 mmHg - 85 mmHg. 

- Chỉ số huyết áp thấp: 

  • Huyết áp tâm thu: <85 mmHg;

  • Và/hoặc huyết áp tâm trương:  <60 mmHg.

- Chỉ số huyết áp thấp: 

+ Tiền tăng huyết áp: 

  • Huyết áp tâm thu: 130 mmHg - 139 mmHg;

  • Và/hoặc huyết áp tâm trương: 85 mmHg - 90 mmHg. 

+ Tăng huyết áp độ 1: 

  • Huyết áp tâm thu: 140 mmHg - 159 mmHg;

  • Và/hoặc huyết áp tâm trương:  90 mmHg - 99 mmHg. 

+ Tăng huyết áp độ 2:

  • Huyết áp tâm thu: 160 mmHg - 179 mmHg;

  • Và/hoặc huyết áp tâm trương: 100 mmHg - 109 mmHg. 

+ Tăng huyết áp độ 3: 

  • Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg;

  • Và/hoặc huyết áp tâm trương: ≥ 110 mmHg. 

+ Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: 

  • Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg;

  • Huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

Đọc số đo nhận được và xác định chỉ số huyết áp 

Đọc số đo nhận được và xác định chỉ số huyết áp 

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc về cách đo huyết áp tại nhà và một số thông tin liên quan. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám những vấn đề sức khỏe liên quan. Quý khách cũng có thể liên lạc với tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 56 56 56 của Bệnh viện để được các tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch thăm khám trực tiếp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp