Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ và cách điều trị | Medlatec

Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ và cách điều trị

Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em là bệnh viêm mạn tính đường thở, kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí biểu hiện các đợt khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Khi cơn hen suyễn xuất hiện sẽ làm cho lớp niêm mạc phế quản dày lên, gây ra hiện tượng viêm nhiễm, co thắt, phù nề. Từ đó làm cho đường dẫn khí bị thu hẹp và lượng khí ra vào phổi giảm đi.


16/04/2021 | Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và phòng ngừa bệnh thế nào?
04/04/2021 | Làm thế nào để phân biệt hen suyễn và COPD?

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hen suyễn ở trẻ?

Theo các bác sĩ tại MEDLATEC, có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh hen suyễn xảy ra thường xuyên, liên tục ở trẻ. Trong đó, có một số nguyên nhân chính dẫn như sau:

  • Do thay đổi thời tiết.

  • Cơ địa dị ứng.

  • Do dị ứng lông động vật nuôi trong nhà.

  • Ảnh hưởng từ khói thuốc lá, khói bụi.

  • Các loại nấm mốc, nước hoa,...

  • Do ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền đến từ bố mẹ, với tỉ lệ mắc từ 30 - 70%.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mắc bệnh hen suyễn như môi trường, thời tiết,…

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mắc bệnh hen suyễn như môi trường, thời tiết,…

Đối tượng có thể bị bệnh hen suyễn

  • Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh không loại trừ người lớn, nhất là với những người lớn tuổi. Trong đó, những đối tượng dễ mắc hen suyễn gồm:

  • Người bị dị ứng, chàm.

  • Người mắc các bệnh về hô hấp.

  • Trong gia đình từng có người mắc bệnh hen suyễn.

2. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ dễ nhận biết

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất thường gặp ở trẻ bị bệnh hen suyễn:

Ho nhiều vào ban đêm

Ho là phản ứng xảy ra khi cơ thể muốn đẩy các chất dị nguyên từ môi trường như khói bụi, phấn hoa,… ra bên ngoài hoặc có thể do các bệnh về cảm lạnh, nhiễm khuẩn. Và nếu tình trạng ho không có đờm, thường tái phát nặng về đêm thì đây chính là một trong những triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ thường gặp phải.

Khó thở, thở khò khè

Hiện tượng khò khè xảy ra khi trẻ bị hen, đường thở của trẻ sẽ bị phù nề, chính vì vậy, không khí khi đi qua sẽ tạo ra âm thanh rít, khò khè. Hiện tượng khò khè thường tái phát khi ngủ hoặc có các yếu tố kích ứng.

các triệu chứng hen suyễn ở trẻ như ho nhiều, thở gấp,...

Những biểu hiện dễ nhận biết nếu trẻ mắc bệnh hen suyễn như ho nhiều, thở gấp,...

Trẻ thở nhanh, gấp

Đường dẫn khi bị thu hẹp khiến cho lượng oxy cung cấp không đủ, vì vậy, trẻ sẽ có biểu hiện thở gấp và nặng nề hơn, giảm các hoạt động vui chơi thường ngày.

3. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn là 10% cao gấp đôi so với người lớn. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ em thuộc độ tuổi từ 12 - 13 tuổi ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn thuộc top cao hàng đầu Châu Á và có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, khi tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Bị xẹp phổi: Đây là một trong những biến chứng phổ biến và thường xuất hiện ở khoảng 1/3 trẻ em khi bị bệnh hen suyễn và phải nhập viện. Trong trường hợp cơn hen được kiểm soát thì sẽ giúp cải thiện tối đa tình trạng phổi bị xẹp.

  • Bị giãn phế nang đa tiểu thùy: Đối với người bệnh bị hen suyễn thì sự đàn hồi của các phế nang sẽ có nguy cơ giảm dần theo thời gian dẫn, do đó thể tích khí thở ra sẽ bị giảm và đồng thời, khí cặn sẽ tăng.

  • Ngừng hô hấp và gây ra tình trạng tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái thiếu oxy não.

  • Tràn khí màng phổi: Hen phế quản sẽ khiến các phế nang bị giãn rộng ra, khi đó vùng phế nang bị giãn sẽ có ít mạch máu nuôi dưỡng và khiến cho áp lực trong phế nang tăng. Đặc biệt, với những người thường xuyên phải làm việc nặng hoặc tình trạng ho mạnh kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ phế nang bị vỡ, gây tràn màng phổi.

  • Suy hô hấp: đây cũng là biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, khi lên cơn hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính, người bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, da tím tái và đôi lúc phải sử dụng sự hỗ trợ của máy thở. Người bị biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

4. Biện pháp phòng ngừa hen suyễn ở trẻ

Để hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng hen suyễn ở trẻ, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:

Phòng ngừa kịp thời các tác nhân gây hen suyễn để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh

Phòng ngừa kịp thời các tác nhân gây hen suyễn để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh

  • Không nuôi các loại thú cưng trong nhà.

  • Người lớn không nên hút thuốc lá khi đang ở gần trẻ.

  • Hạn chế hoặc không  dùng đến các loại thuốc diệt côn trùng,...

  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, các bông sợi mang lại môi trường sống an toàn, sạch sẽ cho trẻ.

  • Giữ ấm cho cơ thể của trẻ bằng việc mặc nhiều áo ấm khi thời tiết thay đổi.

  • Hạn chế để trẻ đến gần những môi trường ô nhiễm.

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Hen suyễn là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh hiện nay, vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng hen suyễn ở trẻ, bố mẹ cần phát hiện kịp thời và cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ và đưa trẻ đến khám cũng như điều trị tại những cơ sở uy tín, nổi tiếng và đạt chuẩn về các trang thiết bị y tế. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm chính là sự lựa chọn an tâm, tin cậy nhất cho bố mẹ để mang lại sức khỏe cho bé yêu. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng của bé, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với các biểu hiện mà bé gặp phải.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp