Thủy đậu là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang triển khai và thực hiện phương pháp xét nghiệm thủy đậu để phát hiện bệnh kịp thời, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
05/02/2020 | Xét nghiệm kháng thể thủy đậu giúp phát hiện chính xác bệnh thủy đậu 12/11/2019 | Tiêm phòng thủy đậu ở đâu và vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu 06/11/2019 | Tiêm vắc xin thủy đậu có bị tái phát lại, chi phí và tiêm ở đâu?
1. Xét nghiệm thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ do virus varicella zoster (VZV) gây ra tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, thời gian gây bệnh chủ yếu vào mùa đông và mùa xuân, có thể lây lan thành dịch.
Xét nghiệm thủy đậu là phương pháp xét nghiệm kiểm tra sự tồn tại của kháng thể kháng thủy đậu trong huyết tương của người bệnh.
Xét nghiệm thủy đậu gồm các phương pháp xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm huyết thanh học xác định kháng thể IgM, Ig.
- Xét nghiệm PCR xác định kháng nguyên virus.
1.1. Xét nghiệm huyết thanh học xác định kháng thể IgM, IgG
Là phương pháp xét nghiệm máu, dùng kỹ thuật ly tâm tách chiết huyết thanh sau đó phân tích tìm sự tồn tại của các kháng thể IgM, IgG.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm máu khá đơn giản
Xét nghiệm thủy đậu sử dụng mẫu bệnh phẩm là mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay người bệnh. Sau khi lấy mẫu, máu của người bệnh được đựng trong ống có chứa chất chống đông để ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông. Sau đó mẫu bệnh phẩm được đánh số thứ tự, ghi tên bệnh nhân gửi đến phòng thí nghiệm, tiến hành xét nghiệm.
- Kháng thể IgM được tìm thấy trong huyết tương sau khi các triệu chứng xuất hiện từ 5 đến 7 ngày. Đối với trường hợp âm tính với kháng thể IgM vẫn có khả năng nhiễm thủy đậu cấp tính.
- Kháng thể IgG được tìm thấy sau khi các triệu chứng xuất hiện từ 10 đến 12 ngày, hoặc có thể tìm thấy đối với các trường hợp đã từng mắc thủy đậu hay tiêm ngừa vắc xin thủy đậu.
Kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu cho biết chỉ số IgG và IgM cụ thể từng trường hợp như sau:
- Chỉ số IgG dương tính, IgM âm tính, không có dấu hiệu nhiễm thủy đậu tức cơ thể khỏe mạnh. Chỉ số IgG dương tính có thể do cơ thể đã mắc bệnh trước đây hoặc hiệu quả miễn dịch của vắc xin.
- Chỉ số IgG âm tính , IgM âm tính, không có dấu hiệu nhiễm thủy đậu tức cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên cần tiêm ngừa vắc xin thủy đậu.
- Chỉ số IgG dương tính hoặc âm tính , IgM dương tính: cơ thể đang nhiễm Bệnh thủy đậu, cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng.
Kết quả xét nghiệm kháng thể thủy đậu rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai trong quyết định tiêm ngừa vắc xin thủy đậu phòng tránh nhiễm bệnh và để lại dị tật cho thai nhi.
1.2. Xét nghiệm PCR/kiểu gen
Xét nghiệm PCR/kiểu gen là phương pháp xét nghiệm kiểm tra ADN của virus VZV gây bệnh thủy đậu tồn tại phong dịch phỏng nước, phần vỏ của các lớp tổn thương.
Quy trình lấy mẫu của xét nghiệm PCR
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm:
- Dùng tăm bông polyester lấy dịch mụn nước, sau đó bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, chuyển về phòng xét nghiệm.
- Dùng kính trượt: thu thập các mảnh tổn thương đa bào, bảo quản ở nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C, không bảo quản lạnh, luôn giữ nhiệt độ ổn định, khô ráo trong quá trình vận chuyển.
Xét nghiệm PCR/kiểu gen được chỉ định khi:
- Đối với bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ mắc thủy đậu.
- Xác định nguyên nhân của dịch thủy đậu lây lan trong cộng đồng.
- Xác nhận nguyên nhân tử vong đối với các trường hợp nhiễm thủy đậu nặng.
- Kiểm tra hiệu quả của vắc xin thủy đậu.
Tiến hành xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, bệnh nhân nhiễm virus thủy đậu nếu kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với ADN của virus VZV. Ngược lại, nếu không tìm thấy ADN của virus VZV, kết luận bệnh nhân không nhiễm thủy đậu.
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 7 tuổi do hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện. Đối với người lớn, khi nhiễm bệnh, các triệu chứng và giai đoạn bệnh diễn biến phức tạp hơn, bệnh nặng hơn.
Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở trẻ em
Các đối tượng mà MEDLATEC liệt kê dưới đây thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao:
- Chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu, tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
- Chưa tiêm phòng vắc xin thủy đậu.
- Môi trường làm việc có nguy cơ mắc bệnh cao như trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
- Cơ thể xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu như: đau đầu, sốt, chán ăn, ho, sổ mũi kèm theo các vết ban đỏ, các mụn nước hình cầu, ngứa, rát xuất hiện trên bề mặt da, niêm mạc miệng, lưỡi, tai, mắt và lan khắp cơ thể,...
3. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Các cách phòng tránh nhiễm thủy đậu đối với người bình thường:
- Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu đối với trẻ em, giúp ngăn ngừa và phòng tránh nhiễm thủy đậu lên đến 90%.
- Hạn chế tiếp xúc, lại gần người nhiễm thủy đậu.
- Không dùng chung các vật dụng, đồ dùng các nhân với người nhiễm bệnh thủy đậu.
Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu là cách hiệu quả phòng bệnh
Ngoài ra, đối với người đang nhiễm bệnh thủy đậu cũng nên thực hiện phòng tránh lây nhiễm bệnh như sau:
- Không tụ tập đông người, các khu vực công cộng trong thời gian nhiễm bệnh.
- Không ăn các thực phẩm tanh, các đồ thủy hải sản như: tôm, cua, cá, mực, thịt gà,...
- Không gãi làm vỡ các mụn nước, giữ vệ sinh các nhân, ở phòng kính tránh gió,...
- Cho trẻ cách ly, nghỉ học để điều trị, tránh gây lây nhiễm cho các trẻ khác.
Qua bài viết trên, MEDLATEC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về xét nghiệm thủy đậu cùng phương pháp phòng chống bệnh. Khi nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh hãy thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC để biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nếu còn vấn đề thắc mắc về xét nghiệm thủy đậu hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.