Các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục thường có khả năng lây truyền rất nhanh và khó kiểm soát, điển hình như bệnh sùi mào gà. Mặc dù căn bệnh này không dẫn đến tử vong nhưng có thể để lại nhiều ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy bệnh sùi mào gà có điều trị được không?
07/09/2020 | Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ 07/09/2020 | Bệnh sùi mào gà ở nam giới và những điều cần biết 24/08/2020 | Tìm hiểu tất tần tật về bệnh sùi mào gà 06/08/2020 | Lý giải thắc mắc: bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không?
1. Sùi mào gà thường mọc tại vị trí nào trên cơ thể?
Bệnh Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu nên việc phát hiện bệnh sớm cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là những mụn thịt nhỏ, mọc rời rạc ở một vài vị trí trên cơ thể. Chạm vào bạn sẽ có cảm nhận hơi mềm và không gây bất kỳ cảm giác khó chịu nào (không ngứa, không rát). Tuy nhiên theo thời gian, các nốt sùi mào gà không chỉ nằm độc lập tại những nơi ẩm ướt mà dần lan rộng ra và dày đặc hơn.
Sùi mào gà thường mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu là những khu vực xung quanh bộ phận sinh dục. Ngoài ra, vị trí mọc mụn thịt cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ. Cụ thể như:
-
Đối với nam giới: sùi mào gà thường mọc ở xung quanh hoặc tại dương vật, chẳng hạn như ở miệng sáo, bao quy đầu, rãnh quy đầu hoặc trên thân dương vật.
Sùi mào gà xuất hiện trên thân dương vật nam giới
-
Đối với nữ giới: các mụn thịt của sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh âm đạo, âm hộ, trên môi bé hoặc môi lớn. Một số bệnh nhân đã chuyển biến nặng, sùi mào gà có thể tấn công vào cổ tử cung hoặc ngay cả màng trinh.
Nhưng vùng da xung quanh bộ phận sinh dục không chỉ dễ lây nhiễm bệnh mà còn dễ tái phát bệnh. Nhất là những trường hợp bệnh nhân vệ sinh không sạch sẽ vùng kín sẽ tạo điều kiện để những virus còn sót lại tấn công thêm một lần nữa. Đặc biệt, một số vị trí rất khó vệ sinh do chúng quá nhỏ hoặc bị cản trở. Chẳng hạn như niệu đạo, ống hậu môn, âm đạo và cổ tử cung.
Ngoài những vị trí xung quanh bộ phận sinh dục thì các mụn thịt được gây ra bởi Bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở miệng. Bạn dễ dàng nhìn thấy các mụn thịt nhỏ u nhú trên môi, lưỡi hay kể cả trong khoang miệng. Chính vì thế, khả năng lây nhiễm cho vợ/chồng hoặc bạn tình thường rất cao. Nếu bệnh nhân không phát hiện bệnh sớm hoặc không thực hiện giải pháp bảo vệ thì việc lây truyền bệnh cho đối phương rất dễ dàng.
2. Những ảnh hưởng do bệnh sùi mào gà gây ra
Hầu hết các bệnh xã hội đều để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Xét về góc độ tâm lý, gần như tất cả các bệnh nhân đều mong muốn giấu bệnh vì lo sợ người khác xa lánh hoặc đánh giá bản thân. Chính vì thế mà nhiều người thường e ngại trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ sai lầm và bệnh nhân cần được hỗ trợ tâm lý để tự tin vào bản thân mình hơn.
Người bệnh thường mất tự tin vào bản thân
Theo các bác sĩ, những bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà thường khám bệnh với tâm lý rụt rè, ngại ngùng vì căn bệnh của mình. Trong cuộc sống vợ chồng, họ khá tự ti về cơ thể và giảm ham muốn tình dục. Do đó, căn bệnh này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người bệnh, kể cả việc học tập, làm việc vì họ thường không có hứng thú, giảm tập trung, suy nghĩ và lo âu nhiều.
Xét về mức độ ảnh hưởng của sức khỏe và cơ thể, sùi mào gà gây cho người bệnh nhiều ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn như các mụn thịt lây lan nhanh, trong thời gian ngắn, xung quanh bộ phận sinh dục khiến cho bệnh nhân thấy khó chịu. Nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời thì những nốt sần dần lở loét, gây cảm giác đau rát hoặc gây ra nhiều tổn thương liên quan đến khả năng sinh sản về sau.
Đối với những bệnh nhân không điều trị bệnh sùi mào gà nhưng đã có bệnh nền HPV thể 16 hoặc 18 thì khả năng cao bệnh sẽ chuyển biến nặng sang giai đoạn ung thư. Nếu bệnh nhân là nữ có thể mắc một số bệnh như ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ. Nếu bệnh nhân là nam giới thì dễ mắc bệnh ung thư dương vật. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Điển hình như sinh non hoặc đứa trẻ bị lây nhiễm virus HPV từ mẹ, một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến sảy thai.
Sinh non do mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà
Nhìn chung, sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh những biến chứng khó lường, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số trường hợp bệnh nhân tự điều trị nhưng không tham khảo ý kiến bác sĩ khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Do đó, khi phát hiện bệnh, tốt nhất mọi người nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị đúng cách.
3. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà cho từng đối tượng
Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh sùi mào gà nhưng một số phương pháp có tác dụng phá hủy tổn thương và ngăn chặn bệnh phát triển. Đồng nghĩa virus HPV không thể tiêu diệt hoàn toàn và bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh. Mặc dù, sùi mào gà mọc ở vị trí nào cũng xuất hiện những mụn thịt nhỏ li ti nhưng trong điều trị bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với từng vùng và từng đối tượng.
3.1. Với bệnh nhân bình thường
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn như ở những vũng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn, những phương pháp điều trị cần phải đảm bảo sự an toàn và hạn chế gây đau cho người bệnh. Trong đó, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau đây:
Điều trị mụn thịt sùi mào gà bằng cách bắn laser
-
Chấm dung dịch Podophyllin (có nồng độ 10 - 25%).
-
Nếu những cách trên không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nhân nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định nạo hoặc phẫu thuật để cắt bỏ mụn thịt.
3.2. Với phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ đang mang thai, việc tiến hành các tổn thương do bệnh sùi mào gà gây ra cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cố gắng điều trị để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi.
Tuy nhiên, việc chữa trị cho thai phụ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và lưu ý một số điều sau đây:
-
Đối với Acid trichloracetic vẫn có thể sử dụng trong điều trị các mụn thịt sùi mào gà cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải vị trí nào cũng có thể sử dụng phương pháp này. Ở những vị trí nhạy cảm như ống hậu môn, lỗ niệu đạo và cổ tử cung, tuyệt đối không sử dụng loại axit này.
Điều trị Acid trichloracetic cho phụ nữ mang thai
-
Đối với Podophyllotoxine chỉ được sử dụng đối với những vết thương, mụn thịt xuất hiện ở âm hộ. Tuy nhiên, loại kem này không được dùng cho phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, những vị trí như trong quy đầu, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, niệu đạo và miệng, cũng không được sử dụng loại thuốc này.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ về bệnh sùi mào gà cũng như các phương pháp điều trị bệnh. Ngoài ra, mọi người cần phải chủ động trong việc phòng tránh bệnh để hạn chế khả năng bị lây nhiễm cho bản thân và người thân.