Bệnh ung thư được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó, số đông xuất phát từ vấn đề thực phẩm. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những thủ phạm gây ra sự biến đổi phân chia tế bào bất thường gây ra ung thư. Vì thế, tìm hiểu để biết các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư và tránh xa chúng cũng là một trong các cách phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này.
17/09/2021 | Người điều trị ung thư nên biết: ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị 16/09/2021 | Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần ghi nhớ để phát hiện sớm 15/09/2021 | Cảnh báo nguy hiểm: ăn đồ nướng bằng than có nguy cơ gây ung thư
1. Mối liên quan giữa thực phẩm và bệnh ung thư
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng yếu tố dinh dưỡng chính là một phần làm nên sự hình thành bệnh ung thư. Vì thế, thực phẩm được xem là yếu tố vừa có tác dụng phòng ngừa vừa trở thành nguy cơ gây ung thư:
- Yếu tố phòng ngừa và bảo vệ
Các thành phần dinh dưỡng trong rau củ, ngũ cốc, hạt,... giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại bệnh ung thư nhất định.
- Yếu tố nguy cơ
Sử dụng quá mức một số loại thực phẩm chính là tạo điều kiện cho sự phát triển của một số bệnh ung thư: thịt đỏ, muối, thịt nguội,...
Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư
Bản thân thực phẩm không được xem là phương thuốc phòng chống ung thư nhưng nếu tránh được các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư có nghĩa là bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ đối với bệnh lý này.
Cũng trong các nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng yếu tố dinh dưỡng chiếm khoảng 35% nguyên nhân gây ung thư. Có rất nhiều bệnh ung thư có liên quan đến yếu tố này như: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư nội tiết,…
Sở dĩ nói thực phẩm có thể trở thành tác nhân gây ung thư là bởi trong nó có các chất:
- Nitrosamine: nitrit và nitrat hay có trong các loại dưa cà khú hỏng, thực phẩm chế biến sẵn, chất bảo quản thịt cá,... Tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này sẽ dễ bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
- Aflatoxin: nấm mốc Aspergillus flavus chính là tác nhân sinh ra aflatoxin. Chất này gây ra ung thư gan. Người ta tìm thấy loại nấm mốc này ở trong lạc mốc, ngũ cốc bị mốc,...
- Chất phụ gia và chất gây nhiễm trong thực phẩm: dùng một số phẩm nhuộm thực phẩm như paradimethyl amino benzene nhuộm bơ vàng có thể gây ung thư gan. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng phẩm màu công nghiệp để chế biến đồ ăn cũng sẽ góp phần gây ra ung thư. Ngoài ra, một số loại thực phẩm còn tàn dư rất nhiều dư lượng thuốc trừ sâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư.
- Bảo quản và chế biến thực phẩm: ăn đồ ăn hun khói có thể bị benzopyrene gây ung thư thực nghiệm. Bên cạnh đó, ăn đồ nướng cũng sẽ có nguy cơ gây ung thư vì quá trình nướng ở nhiệt độ cao dễ làm sinh ra hydrocacbon thơm đa vòng, dioxin,...
2. Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư cần tránh
2.1. Thực phẩm bị biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen (GMO) được liệt kê danh sách hàng đầu trong các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư. Đây là loại thực phẩm do con người tạo ra với mục đích tăng sản lượng và năng suất.
Thực phẩm biến đổi gen là một trong các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư cao nhất
Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng hóa chất dùng để phát triển cùng sự biến đổi gen có trong nhóm thực phẩm này sẽ tác động đến khối u, kích thích nó tăng nhanh về kích thước.
2.2. Thịt chế biến sẵn
Nhóm thực phẩm thịt chế biến sẵn gồm: xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội,... muốn tươi lâu, hấp dẫn vị giác cần có chất bảo quản. Đây chính là tác nhân góp phần tạo điều kiện cho bệnh ung thư hình thành. Không những thế, trong các loại thịt chế biến sẵn còn chứa hàm lượng muối nitrit và nitrat được xem là có liên quan đến việc tăng nguy cơ với một số bệnh ung thư, điển hình là ung thư đại tràng.
2.3. Bột mì tinh chế
Có rất nhiều loại thực phẩm có thành phần là bột mì tinh chế như: bánh mỳ, bánh ngọt,... Sở dĩ đây là một trong các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư là bởi nó chứa hàm lượng carbohydrate dư thừa rất quan ngại đối với bệnh lý này. Trong một nghiên cứu được công bố ở tạp chí Cancer Epidemiology cho thấy: thường xuyên tiêu thụ carbohydrates tinh chế làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới lên 220%.
2.4. Đường tinh chế
Thực phẩm có chứa đường tinh chế có xu hướng làm tăng nhanh insulin đồng thời thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Đường tinh chế có nhiều trong các loại bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc,... và đang là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Đó chính là lý do làm gia tăng tỷ lệ người mắc các tổn hại về sức khỏe và mắc bệnh ung thư.
2.5. Hoa quả chứa chất bảo quản
Bản thân số đông chúng ta đều cho rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta lại ít nghĩ tới vấn đề sạch, bẩn của chúng. Thực tế cho thấy thị trường hiện nay đang có rất nhiều loại trái cây “bẩn”.
Nhiều loại trái cây không rõ nguồn gốc, ngâm tẩm hóa chất gây ung thư
Ngoài những loại trái cây được chứng nhận có nguồn gốc hữu cơ thì hầu hết các loại hoa quả đang được bán trên thị trường đều có quy trình trồng, bảo quản chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, chất chất hóa học,... vượt mức cho phép và chúng có thể gây ung thư.
2.6. Dầu hydro hóa
Có một số loại thực phẩm chế biến sử dụng dầu hydro để bảo quản và giữ cho nó có một thời gian sử dụng nhất định như mì ăn liền, snack, bánh bích quy,... Dầu hydro sẽ làm thay đổi tính linh hoạt và cấu trúc của màng tế bào trong cơ thể, gây ra một số bệnh suy nhược trong đó có ung thư. Vì thế, trong quá trình lựa chọn thực phẩm, hãy lưu ý đến thành phần này.
Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư trên đây hiện nay vẫn đang rất phổ biến trên thị trường. Trang bị cho mình những kiến thức về chúng sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn thực phẩm tốt cho mình và người thân để tránh xa các yếu tố nguy hại cho sức khỏe.