Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm ung thư đại tràng thì cơ hội điều trị bệnh hiệu quả là rất cao. Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh ung thư đại tràng trong bài viết dưới đây:
19/11/2020 | Triệu chứng ung thư đại tràng sớm và cách điều trị 16/09/2020 | Bệnh ung thư đại tràng nguy hiểm như thế nào? 20/07/2020 | Tầm soát ung thư đại tràng với phương pháp CT Scanner 23/05/2020 | Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại tràng
1. Những dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư đại tràng:
Bệnh nhân ung thư đại tràng có thể mắc phải các bất thường liên quan đến tiêu hóa. Trong đó, một số triệu chứng giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, phân lỏng, táo thất thường,... Nếu bị nhiễm khuẩn hay có u ở đại tràng, bệnh nhân có thể cảm thấy đau râm ran hoặc đau quặn bụng.
Bệnh nhân ung thư đại tràng có thể mắc phải các bất thường liên quan đến tiêu hóa
Bệnh nhân gặp phải tình trạng chán ăn, luôn cảm thấy đầy bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Triệu chứng này khá giống với những người bị bệnh lỵ nhưng không thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh. Vì thế, nếu thường xuyên thấy cơ thể xuất hiện tình trạng đau quặn bụng và kèm theo cảm giác khó chịu khi đi vệ sinh thì bạn không nên chủ quan vì đó có thể là biểu hiện sớm của bệnh ung thư đại trực tràng.
Rối loạn liên quan bài tiết phân: Đại tràng là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Trong trường hợp cơ quan này xảy ra bất thường, người bệnh sẽ có thể gặp phải chứng rối loạn bài tiết phân chẳng hạn như tình trạng táo bón, phân lỏng thất thường, phân nát, phân có dịch nhầy, có thể lẫn máu trong phân, phân mỏng và hẹp hơn bình thường (phân bị thay đổi hình dạng có thể vì có khối u chặn lại).
Ở giai đoạn muộn, một số bệnh nhân sẽ thấy tình trạng táo bón, tiêu chảy tăng lên về mức độ, số lần đi đại tiện cũng tăng lên,… Nhưng đây cũng là một số triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh trĩ, tình trạng nứt hậu môn,… Hãy quan sát, nếu phân có lẫn máu đỏ tươi thì có thể do bệnh trĩ, còn phân có máu dưới dạng lẫn với dịch nhầy thì nguy cơ bị ung thư trực tràng sẽ cao hơn.
Giảm cân bất thường vì ung thư đại tràng
Nếu cơ thể bạn đột nhiên bị giảm cân mà không phải do ăn kiêng hay tập luyện ép cân thì rất có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Vì thế không thể coi thường biểu hiện này. Tình trạng giảm cân bất thường có thể do nhiều nguyên nhân và một trong số đó là ung thư đại tràng và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.
Biểu hiện này rất thường gặp ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng nhưng lại dễ bị bỏ qua. Khi mắc ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể bị thiếu máu do tình trạng mất máu trong phân. Hơn nữa, tình trạng rối loạn tiêu hóa, giảm cân bất thường cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức dù không phải lao động vất vả. Khi bệnh bước sang giai đoạn muộn, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện những khối u ở dưới bụng, bụng to dần, nhìn rõ tình trạng vàng da,…
2. Các biện pháp giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng
Hiện nay, với công nghệ khoa học hiện đại, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ngay cả khi cơ thể chưa có những dấu hiệu bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng.
Đây là phương pháp đơn giản nhưng có một nhược điểm là hệ tiêu hóa nhiều hơn có thể gây cản trở tia siêu âm khiến cho việc phát hiện khối u trong đại tràng càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng thông qua phương pháp này, các bác sĩ có thể thấy được một số bất thường như tình trạng lồng ruột, bị tắc ruột hoặc thành đại tràng dày,...
Đi khám để phát hiện sớm ung thư đại tràng
Ở giai đoạn sớm, người bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng lẫn máu trong phân. Tuy nhiên, lượng máu này sẽ không nhiều và rất khó để nhận biết được bằng mắt thường. Chính vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện loại xét nghiệm này để nhận biết được tình trạng máu trong phân và sớm phát hiện được những tổn thương ở đại trực tràng.
-
Một số xét nghiệm các marker ung thư chẳng hạn như CEA, CA 19.9, CA 125,... trong máu.
-
Nội soi đại tràng và kết hợp sinh thiết:
Nội soi đại tràng là một trong những phương pháp khá phổ biến giúp các bác sĩ có thể phát hiện chính xác những bất thường tại đại tràng và trực tràng. Trong trường hợp đại tràng có bất thường, có xuất hiện khối u thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành lấy mẫu và sinh thiết để xác định khối u đó là lành tính hay ác tính. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, nên nội soi đại tràng thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm để và điều trị kịp thời.
3. Phương pháp phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả
Độ tuổi >40 tuổi khuyến cáo kiểm tra nội soi đại tràng từ 1 - 2 năm/lần.
Bệnh ung thư đại tràng có thể đến từ những thói quen ăn uống không khoa học. Vì thế, để phòng tránh bệnh bạn cần lên kế hoạch về một chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường chất xơ, uống nhiều nước. Nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, đồng thời hạn chế các loại thịt đỏ, không nên ăn đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia, thuốc lá,…
Các trường hợp có polyp đại tràng cần chú ý. Những khối polyp trong đại tràng không phải ác tính, chúng được tạo ra do sự tăng sinh của niêm mạc đại tràng hay những tổ chức dưới niêm mạc. Nhưng polyp cũng có nguy cơ phát triển thành ung thư. Vì thế trong trường hợp phát hiện có Polyp, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bằng cách phẫu thuật loại bỏ để tránh nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Ăn uống khoa học để phòng ngừa bệnh
Nên vận động, tập luyện hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiều loại bệnh tật, trong đó có ung thư đại tràng.
Hãy gọi đến số 1900 56 56 56, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.