Đau răng là cảm giác vô cùng khó chịu mà bất kỳ ai cũng đều không mong muốn nó sẽ đến. Hãy bỏ túi ngay danh sách những loại thuốc trị đau răng sau đây, nếu bỗng nhiên một ngày “vị khách” này ghé thăm, đảm bảo bạn sẽ thấy nó vô cùng hữu ích.
18/04/2022 | 4 cách trị đau răng tại nhà đơn giản nhưng siêu hiệu quả 18/04/2022 | Đau răng khôn - cần làm gì để giảm đau nhanh nhất?
1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị đau răng?
Muốn trị đau răng hiệu quả thì trước tiên cần phải biết được nguyên nhân gây nên hiện tượng này, đó là:
- Bệnh về nướu
Mắc bệnh ở các tổ chức xung quanh nướu hoặc tại nướu có thể khiến cho răng bị đau. Lúc này, các mảng bám sẽ làm tụt nướu xuống, khiến cho cấu trúc xương nâng đỡ răng bị phá hủy. Mặt khác, có túi nha chu cũng làm cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn từ đó làm tăng nguy cơ viêm tổ chức xung quanh răng.
Bệnh ở nướu là nguyên nhân phổ biến gây đau răng
- Viêm tủy hoặc sâu răng
Vi khuẩn ở trong miệng vừa chuyển hóa tinh bột và đường thành axit vừa hòa tan men và ngà răng ở trong nước bọt từ đó tạo thành lỗ sâu. Nếu lỗ sâu nhỏ thì thường sẽ không gây đau nhưng lỗ sâu lớn sẽ khiến cho các mảnh vụn thức ăn tích tụ lại, lâu ngày dễ gây viêm tủy. Bệnh lý này không điều trị kịp thời rất dễ làm áp xe xương ổ răng.
- Suy yếu sức đề kháng
Trẻ nhỏ sau khi bị thủy đậu, sởi có thể bị viêm loét hoại tử miệng nếu việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện tốt. Tình trạng viêm loét rất dễ gây đau nhức răng và thậm chí còn có thể biến chứng phổi.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn là răng mọc sau cùng khi các răng khác đã mọc ổn định về vị trí. Cũng vì thế mà nó dễ mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào chân răng bên cạnh hoặc nướu từ đó gây đau nhức răng.
- Cổ răng bị mòn
Đánh răng không đúng cách hoặc đánh quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng không mềm,... là những nguyên nhân dễ làm mòn cổ răng. Do lớp men bị mòn nên lớp ngà bị lộ ra và gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức răng.
2. Các loại thuốc trị đau răng hiệu quả và cách sử dụng
2.1. Các loại thuốc trị đau răng phổ biến
Hiện nay, các loại thuốc trị đau răng đang được bán rất nhiều trên thị trường và chúng chủ yếu được chia thành 2 nhóm: nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và nhóm thuốc gây tê tại chỗ, cụ thể là:
- Thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Acetaminophen
Dòng thuốc giảm đau chứa Paracetamol là sự lựa chọn hàng đầu trong đơn thuốc của nha sĩ. Đây là loại thuốc trị đau răng cho hiệu quả tức thời và có thể dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Thuốc trị đau răng chứa Paracetamol có công dụng giảm đau nhanh chóng
Ngoài ra, thuốc giảm đau Acetaminophen cũng có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương đối nhanh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần nhớ rằng thuốc ít có khả năng kháng viêm nên một số trường hợp bị viêm tủy, viêm chân răng, viêm nướu,… nếu dùng thuốc thì hiệu quả không cao như dòng Paracetamol.
- Thuốc trị đau răng chống viêm non-steroid
Nhóm thuốc chữa đau răng này hay được dùng cho những trường hợp bị ê buốt, sưng tấy, đau nhức răng. Điển hình cho nhóm này có thể kể đến: Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac, Etoricoxib,... Đối với người có bệnh lý nền về tim mạch, tiêu hóa; phụ nữ mang thai, nếu dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ nên cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bản thân hoạt chất Non-steroid khá mạnh nên cần được dùng với liều lượng phù hợp.
- Thuốc gây tê giảm đau răng tại chỗ
Đây là nhóm thuốc trị đau răng có tác dụng gây tê tại chỗ được bào chế dưới dạng gel, dung dịch hoặc xịt để giảm cơn đau đớn tức thì. Do có khả năng gây tê cục bộ nên loại thuốc này đem đến hiệu quả nhanh nhưng chỉ duy trì trong khoảng thời gian rất ngắn, cần phải dùng thuốc nhiều lần, dễ gây ra dị ứng, sốc phản vệ.
Mặc dù thuốc đem lại tác dụng nhanh chóng nhưng bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng loại thuốc này vì chúng sử dụng trực tiếp lên nướu nên dễ để lại mùi khó chịu trong khoang miệng. Không những thế, việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể khiến cho các hoạt chất kháng sinh trong thuốc trực tiếp thẩm thấu qua nướu răng gây nên những tổn thương mà mắt thường không thể nhìn thấy được, hậu quả là răng bị lung lay, tiêu chân răng, răng dễ gãy rụng sớm.
2.2. Hiệu quả thực sự của thuốc trị đau răng là như thế nào?
Xét về tính hiệu quả, các loại thuốc trị đau răng trên đây được đánh giá tương đối cao nhưng không phải trường hợp nào dùng thuốc cũng có thể đạt được tác dụng như mong muốn. Mặt khác, thuốc rất khó tiêu diệt được hết vi khuẩn - tác nhân gây viêm nhiễm ở bệnh nhân viêm nha chu hoặc sâu răng nên chỉ làm giảm cơn đau tạm thời và cơn đau có thể tái phát khi thuốc hết tác dụng.
Muốn dùng thuốc trị đau răng hiệu quả người bệnh nên có sự thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ nha khoa
Có những trường hợp đau do răng khôn, nếu dùng thuốc giảm đau cũng chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn, nếu không xử lý răng khôn thì cơn đau vẫn quay trở lại. Ngoài ra, khi lạm dụng dùng các loại thuốc trị đau răng cũng rất dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Có thể khi dùng thuốc lần đầu người bệnh sẽ thấy hiệu quả của nó nhưng càng về sau càng phải tăng liều lượng sử dụng thì mới có tác dụng giảm đau.
Một điều đáng nói nữa là nếu dùng thuốc chữa đau răng mà chăm sóc răng miệng không tốt, hay dùng chất kích thích thì thuốc rất khó phát huy được công dụng vốn có.
Nguyên nhân đau răng ở mỗi người không giống nhau. Vì thế, muốn biết trong từng trường hợp cụ thể, dùng thuốc trị đau răng nào mới hiệu quả thì tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám để có sự tư vấn chính xác.
Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế được đánh giá cao bởi nơi đây không những hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, trực tiếp thăm khám để chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị cho người bệnh; mà còn sở hữu hệ thống thiết bị y khoa vô cùng hiện đại. Quý khách hàng bị đau răng nhưng chưa biết phải làm thế nào để chấm dứt tình trạng này có thể đến trực tiếp bệnh viện thăm khám hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của bệnh viện sẽ có những hướng dẫn cụ thể để giúp quý khách tìm ra hướng xử trí hiệu quả.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội